Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng
Tác giả: huong
Viêm nướu răng là bệnh thường hay gặp mà đặc biệt là bệnh hay xuất hiện ở trẻ em. Vậy bệnh viêm nướu răng là gì và bệnh này có nguy hiểm hay không?
1. Viêm nướu răng là gì?
Nguyên nhân gây viêm nướu răng là do vi khuẩn trong cao răng, gây kích thích vùng nướu và vi khuẩn tồn tại ở những vùng quanh kẽ răng và làm cho nướu bị sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, người bị viêm nướu răng ăn không ngon miệng, có trường hợp bị nặng người bệnh có thể bị sốt.
2. Nguyên nhân của viêm nướu răng là gì?
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu răng là do những mảng bám do thức ăn thừa bám lên răng, khi vi khuẩn bám lên răng càng lâu thì mức độ nghiêm trọng càng cao. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc vệ sinh không kĩ cho nên tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trên quanh răng mà đặc biệt là trên xung quanh những khe nướu làm cho nướu bị sưng đỏ.
3. Triệu chứng của viêm nướu răng
Khi bị viêm nướu răng sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Nướu răng bị viêm sẽ có dấu hiệu nướu bị sưng
- Nướu có màu nâu sẫm đỏ (bình thường nướu có màu hồng nhạt)
- Dễ bị chảy máu, có thể bị tổn thương khi sử dụng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa
- Hơi thở của người bệnh hôi
- Lợi bị teo rút lại
Bệnh tụt lợi là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt, thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, đau nhức, cản trở sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi, cần xác định rõ…
Khi thấy những dấu hiệu bất thường như thế này các bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, không được để cho tình hình phức tạp hơn vì có thể dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm.
4. Một số cách chữa viêm nướu răng
Bên cạnh tuân thủ theo cách điều trị của bác sĩ thì người bệnh có thể kết hợp với một số cách điều trị bệnh dưới đây để bệnh nhanh khỏi:
- Trị viêm nướu răng bằng chanh
Trong thành phần của chanh có chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, một mặt khác thì Vitamin C trong chanh có tác dụng chống lại những bệnh viêm nhiễm, chính vì vậy mà chanh là thứ thảo dược có thể trị viêm nướu răng hiệu quả. Chỉ cần vắt nước cốt chanh rồi pha thêm một tí muối sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng răng và nướu bị viêm, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Sức miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một cách giảm đau hiệu quả. Nhưng lưu ý không được pha nước muối quá mặn, chỉ nên pha với liều lượng vừa phải hoặc có thể mua loại nước muối sinh lý bán sẵn ở hiệu thuốc tây.
- Trị viêm nướu bằng nha đam
Nha đam có tính mát có thể xoa dịu những cơn đau nhức, bạn có thể lấy phần thịt nha đam xao nhẹ lên vùng nướu bị viêm hoặc uống nước nha đam cũng có tác dụng trị viêm nướu hiệu quả.
- Trị viêm nướu bằng lá khuynh diệp
Khi bị viêm nướu răng có thể sử dụng lá khuynh diệp để giảm cơn đau hiệu quả, bởi vì lá khuynh diệp có thể gây tê bằng cách chà vài lá khuynh diệp lên nướu răng bị viêm.
- Chườm đá lạnh
Tình trạng đau răng khi mang thai không phải là hiếm ở các chị em phụ nữ. Thế nhưng việc tự ý chữa trị ở nhà, tránh uống thuốc và hậu quả là bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau…
Chườm đá lạnh có tác dụng giảm sưng và chống viêm hiệu quả. Không những giảm đau viêm nướu mà đá lạnh còn có tác dụng giảm sưng bị bong gan tay chân hiệu quả.
- Lá húng quế
Cũng giống như lá khuynh diệp, lá húng quế cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả, bạn có thể uống nước trà húng quế 3 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm sưng và giảm viêm nhiễm.
- Trị viêm nướu bằng củ tỏi
Tỏi có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, chỉ cần bạn giã nhỏ tép tỏi, bỏ thêm tí muỗi rồi đắp lên vùng nướu bị viêm bạn sẽ thấy hiệu quả.
- Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt cho nên sau khi đánh răng xong các bạn có thể bôi một lớp mật ong quanh nướu có tác dụng sát khuẩn cực kỳ tốt.
- Vệ sinh miệng sạch sẽ
Vì nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu răng là do vệ sinh không sạch sẽ cho nên để phòng bệnh thì tốt nhất phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cho vi khuẩn có điều kiện tồn tại ở răng và nướu.
Nếu sau khi áp dụng các phương pháp trên nhưng bạn cảm thấy tình trạng không giảm thì nên đến bệnh viện để bác sĩ định hướng điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến xấu hơn.
Theo Khoe.online tổng hợp