Măng có nên xuất hiện trong bữa ăn của thai phụ?

Tác giả: huong

Được biết đến là một nguồn thực phẩm chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể cũng như có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, măng từ lâu luôn được ưa chuộng trên mâm cơm các gia đình Việt. Nhiều gia đình có phụ nữ mang thai, vẫn giữ thói quen này. Liệu bà bầu có nên ăn măng không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có 1 cái nhìn toàn diện hơn về tác dụng của măng đối với các thai phụ.

Măng có nên xuất hiện trong bữa ăn của thai phụ?
Măng có nên xuất hiện trong bữa ăn của thai phụ?

1. Lợi ích của măng

Măng là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ dồi dào,  giàu protein, vitamin và các khoáng chất cao như canxi, sắt, kali, phốt pho. Măng được công nhận có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy các tế bào phát triển theo chiều hướng có lợi, giảm nguy cơ đột quỵ thường gặp.

Mang thai ăn mì tôm tốt không?

Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền với cách chế biến nhanh gọn lẹ. Chỉ mất 3 phút, những người bận rộn đã có 1 tô mì nóng hổi “cứu đói” tức thì. Tuy nhiên, sự có mặt của mì tôm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất…

2. Bà bầu có nên ăn măng không?

Trên lý thuyết, tác dụng gây hại của măng đối với thai nhi vẫn chưa được kiểm chứng. Song, thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp các thai phụ bị ngộ độc với măng. Những trường hợp như vậy được lý giải một cách chuyên môn là do glucozit trong măng tươi khi vào dạ dày, gặp men tiêu hóa, đã bị thủy ngân và giải phóng acid xyanhydric (HCN), dẫn đến tình trạng ngộ độc. Ngoài ra, các độc tố khác trong măng tươi gọi là cyanide cũng tác động lên chuỗi hô hấp, làm bất hoạt enzyme sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu oxy.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, thai phụ được khuyên nên chọn măng tươi vào khẩu phần ăn một cách hạn chế để tránh tình trạng ngộ độc, gây ảnh hưởng sức khỏe người mẹ và thai nhi.

3. Những lưu ý khi chế biến măng

Không nhất thiết phải loại bỏ măng hoàn toàn trong khẩu phần ăn của thai phụ, tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa với 200-300gam mỗi tháng, tránh ăn thường xuyên. Ngoài ra, các bà bầu nên tự mua măng về chế biến, tránh ăn măng ngoài hàng quán. Do hàm lượng chất độc cyanide rất cao nên khi chế biến măng, nên rửa măng nhiều lần với nước sạch rồi ngâm muối, sau đó đem luộc kỹ khoảng 3 lần trước khi ăn. Trong quá trình nấu, nên mở vung để độc tố bốc hơi bay đi. Tuyệt đối không sử dụng nước luộc măng do chất độc thường đọng lại trong nước.

Có nên ăn ổi giai đoạn mang thai hay không?

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì các bà bầu cần quan tâm chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trong đó, trái cây được đánh giá là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, giúp chị em bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Với hương vị thơm ngon, quả…

Hãy sử dụng thực phẩm một cách khôn ngoan để tối ưu hóa những lợi ích về sức khỏe, đặc biệt, đối với những thai phụ, khi thực phẩm mà họ tiêu thụ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của bào thai. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên Khoe.online nếu bạn quan tâm về vấn sức khỏe dinh dưỡng của phụ nữ mang thai nhé!

Theo khoe.online tổng hợp