Mang thai ăn mì tôm tốt không?
Tác giả: huong
Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền với cách chế biến nhanh gọn lẹ. Chỉ mất 3 phút, những người bận rộn đã có 1 tô mì nóng hổi “cứu đói” tức thì. Tuy nhiên, sự có mặt của mì tôm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất là dinh dưỡng dành cho bà bầu thường không được các chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ. Vì sao lại như vậy? Liệu bà bầu ăn mì tôm có đảm bảo an toàn không?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm
Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu và các chất bảo quản, hoàn toàn không có các khoáng chất, vitamin, protein, chất xơ cần thiết. Chính vì vậy, mì tôm không được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các chất bảo quản trong mì rất khó bị phân huỷ khi vào cơ thể, điều đó lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏa của mẹ và bé. Đồng thời, lượng muối trong một gói mì 100g (2,7 g muối) lại vượt quá ngưỡng cho phép nhu cầu muối trong ngày của một người lớn(1,5-2g muối). Do vậy, nếu thường xuyên ăn mì gói như bữa chính, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch.
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì các bà bầu cần quan tâm chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trong đó, trái cây được đánh giá là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, giúp chị em bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Với hương vị thơm ngon, quả…
Bà bầu có nên ăn mì tôm nhận được nhiều người quan tâm
2. Cách ăn mì tôm an toàn cho sức khỏe bà bầu
Tuy có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ nhưng nếu biết chế biến mì tôm đúng cách, các bà bầu vẫn có thể sử dụng mì tôm như một thực phẩm “ cứu đói” an toàn.
– Thay đổi cách chế biến: thay vì chỉ chế biến nhanh gọn theo hướng dẫn in trên bao mì gói ( chế nước sôi và đợi 3 phút), các bà bầu nên chế biến kĩ lưỡng hơn theo hướng dẫn sau: đầu tiên, chị em sẽ luộc sơ mì và để ráo, tiếu tục đun sôi nước lần 2 rồi cho mì vào. Với cách chế biến này, chị em có thể loại bỏ một lượng lớn các chất béo có hại và các chất độc hại trong mì tôm.
– Không dùng các gói gia vị dầu mỡ: theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, các gói gia vị trong mì tôm sẽ gây cản trợ việc hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm khác.
Sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhưng liệu bà bầu có nên ăn sữa chua không? Đây là thắc mắc băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữa đang mang thai hoặc chuẩn bị có em bé. Bài viết sau…
– Bổ sung thêm rau xanh và thịt: do mì tôm hoàn toàn không thể cung cấp được lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể nên để tốt cho sức khỏe, bà bầu nên thêm 100-150g rau xanh vào mỗi vắt mì. Đồng thời, bà bầu cũng có thể bổ sung một lượng vừa phải (không quá 30g) các loại thịt như thịt bò, thịt heo, tôm,… để bữa ăn thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, trước khi thêm vào, bà bầu nên nấu chín thịt và rau nhé!
Mặc dù chúng ta có thể kiểm soát được ảnh hưởng tiêu cực của mì tôm qua cách chế biến nhưng các bà bầu cũng không nên lạm dụng mì tôm nhé!
Theo khoe.online tổng hợp