Đau lưng sau sinh mổ và 5 điều nhất định phải biết
Tác giả: Phan Duong
Đau lưng sau sinh mổ là điển hình cho hàng loạt vấn đề khó khăn mà người phụ nữ phải đối mặt sau quá trình “vượt cạn” thành công. Sản phụ nên theo dõi triệu chứng xuất hiện thường xuyên, để kịp thời đi khám và áp dụng cách điều trị hữu hiệu, ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe.
1. Đau lưng sau sinh mổ xuất hiện và chấm dứt khi nào?
Đẻ mổ xong bị đau lưng là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều phụ nữ hiện nay. Tưởng chừng sau khi “vượt cạn” là khoảng thời gian hạnh phúc với con yêu, nhưng theo thống kê thực tế, có đến 70% phụ nữ bị đau thắt lưng dữ dội sau khi sinh mổ.
Cụ thể, đối với cơn đau vùng lưng do thủ thuật gây tê màng cứng hoặc tiêm tê trực tiếp vào tủy sống, thời gian khởi phát triệu chứng là sau 3 – 6 giờ khi ca phẫu thuật được hoàn tất. Đối với tình trạng đau lưng, đau đầu và đau mỏi cổ vai do rò rỉ lượng dịch nhỏ từ não tủy, cơn đau xuất hiện sớm nhất sau 12 tiếng đồng hồ, thậm chí muộn hơn từ 3 – 4 ngày sau sinh.
Về cơ bản, đau lưng bình thường có thể tự khỏi trong vài tháng. Nhưng, nếu người mẹ sinh mổ thì triệu chứng vẫn tiếp tục diễn ra hoặc tái phát khi thời tiết thay đổi.
2. Điểm mặt nguyên nhân khiến người mẹ bị đau lưng sau khi sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị đau lưng sau sinh mổ ở sản phụ, bao gồm:
- Giãn dây chằng sinh lý.
- Tăng cân.
- Thường xuyên nâng và bế trẻ.
- Tư thế cho con bú không đúng.
- Căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Viêm khớp vùng xung quanh cột sống thấp.
- Thiếu Canxi dẫn đến loãng xương.
- Cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Quá trình gây tê tủy sống khi sinh mổ.
- Làm việc quá sức hoặc ít vận động.
- Yếu tố bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống.
3. Mổ đẻ bị đau lưng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, đau lưng sau sinh mổ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mẹ. Dù vậy, chị em không thể chủ quan, xem nhẹ triệu chứng ban đầu. Bởi nếu không hiểu rõ mức độ đau lưng khi đẻ mổ thì có thể khiến cho tình trạng kéo dài, từ đó trở nên nghiêm trọng, tác động xấu đến cuộc sống và hậu quả là hình thành biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe.
Tốt nhất là khi nhận thấy đau nhức vùng lưng vào ban đêm khiến bạn không ngủ được, gặp khó khăn lúc di chuyển hoặc bế ẵm bé, đồng thời kèm theo một số dấu hiệu bất thường dưới đây, sản phụ nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:
- Tần suất đau lưng xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu là vào ban đêm hoặc trước khi người mẹ nằm xuống.
- Sốt cao.
- Mất cảm giác hoặc tê liệt ở chân và bất cứ bộ phận nào khác.
- Xuất hiện tình trạng sưng tấy, đỏ rát trên lưng.
4. Làm thế nào để hết đau lưng sau sinh mổ?
Có nhiều phương pháp khắc phục đau lưng sau sinh mổ hiện nay. Trong đó, phổ biến nhất là 6 cách sau đây:
4.1. Tắm nước ấm
Dùng nước ấm để tắm rửa sau khi sinh mổ giúp thư giãn cơ lưng, mạch máu và dây chằng quanh cột sống. Đồng thời kích thích lưu thông máu, cải thiện tâm trạng cũng như giảm đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, nếu có bồn tắm, chị em có thể thêm một chút muối và ngâm cơ thể trong đó. Muối được chứng minh công dụng phục hồi vết thương, chữa viêm sưng, cũng như làm đẹp làn da.
4.2. Vận động nhẹ nhàng
Nhiều người quan niệm sau sinh mổ không nên tập thể dục vì có thể khiến vết mổ bị rách, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vận động sau “vượt cạn” không chỉ giảm đau lưng hữu hiệu, mà còn giúp phái đẹp lấy lại vóc dáng thon gọn như lúc trước.
Một số bài tập phù hợp cho phụ nữ sau sinh mổ bao gồm: bài tập yoga hoặc bài tập thở, đi bộ, pilates hoặc bài tập thể dục nghiêng hông, giúp cơ bắp linh hoạt, tăng lưu thông máu, khắc phục đau lưng nhanh chóng.
Trước khi vận động, sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề liệu bài tập ấy có tốt và an toàn cho tình trạng hiện tại không. Ngoài ra, chị em không nên gượng ép bản thân quá sức. Hãy dừng lại khi cảm thấy động tác không thoải mái để tránh vết khâu bị rách, dẫn đến biến chứng nặng hơn. Quá trình tập luyện từ 20 – 25 phút mỗi ngày là phù hợp, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
4.3. Cho con bú đúng tư thế
Tư thế cho con bú sai là nguyên nhân khiến vùng cổ và thắt lưng nhức mỏi, sản phụ nên chú ý để điều chỉnh đúng cách, cải thiện cơn đau khó chịu. Theo đó, khi cho con bú, người mẹ nên chọn tư thế thoải mái, tránh gập người hoặc cúi người quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế khi cho bé bú, kết hợp vận động cơ thể như xoay, lắc cổ, vặn nhẹ thắt lưng để giảm đau cứng, mệt mỏi khó chịu.
4.4. Massage
Massage là liệu pháp kích thích tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ thuyên giảm đau nhức. Đối với phụ nữ bị đau lưng sau khi sinh mổ, chị em nên đi đến trung tâm uy tín để được mát xa, đấm bóp trị liệu vùng thắt lưng hoặc vùng cổ vai gáy. Từ đó, thoát khỏi cơn đau nhức buốt hiệu quả, cho cơ thể khỏe và tâm lý thoải mái hơn.
4.5. Dùng thuốc giảm đau
Vì không thể chịu đựng cơn đau dai dẳng triền miên, nhiều sản phụ đã tìm đến phương pháp uống thuốc, từ đó xuất hiện rất nhiều thắc mắc đau lưng sau sinh mổ uống thuốc gì thì cải thiện hiệu quả.
Theo đó, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc giảm đau nhóm Opioid hoặc thuốc chống viêm không Steroid – NSAID là những loại thuốc giúp khắc phục đau lưng từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo phụ nữ sau khi sinh cần hạn chế hoặc tốt nhất là nói không với giải pháp dùng thuốc do điều này ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, từ đó tác động xấu đến sức khỏe của bé. Nếu bắt buộc phải uống thuốc, chị em nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc giảm đau xương khớp và thông tin bạn nên biết
4.6. Phương pháp điều trị đau lưng sau sinh mổ an toàn, không xâm lấn
Bệnh đau lưng nói riêng và bệnh lý xương khớp – cột sống nói chung không nên điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc dùng thuốc giảm đau. Cả hai phương pháp đều không mang lại hiệu quả lâu dài, tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm và đặc biệt là có thể tái phát bệnh bất cứ lúc nào.
Hiện nay, nhiều chuyên gia đầu ngành xương khớp đánh giá cao phương pháp bảo tồn không xâm lấn, khắc phục đau lưng sau sinh mổ theo cách tự nhiên không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, đó là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Đây là giải pháp chữa bệnh xương khớp không xâm lấn nên vô cùng hiệu quả và an toàn với phụ nữ sau khi sinh.
Chiropractic là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống dựa trên mối tương quan giữa cấu trúc cơ thể con người và sức khỏe bệnh nhân. Là một liệu pháp tương đối mới mẻ tại Việt Nam, không ít người băn khoăn trị liệu với Chiropractic có tốt không?…
Thông qua thao tác nắn chỉnh với lực tay vừa phải, bác sĩ Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tiến hành khôi phục cấu trúc sai lệch trong hệ xương cột sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó chấm dứt cơn đau tận gốc, cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Khi sản phụ cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ Chiropractic xây dựng liệu trình kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng thiết bị hiện đại, nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Chưa hết, ở một số phòng khám uy tín, bác sĩ đề xuất phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, bằng cách dùng lực ở tay và dụng cụ vật lý trị liệu để giảm đau lưng nhanh chóng, chỉ trong 20 phút.
5. Cách ngăn ngừa hiện tượng đau lưng sau khi sinh mổ
Để đau lưng sau sinh không còn là nỗi ám ảnh, chị em đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc đã “vượt cạn” thành công nên thực hiện một số cách phòng ngừa dưới đây:
- Sau khi sinh, bắt đầu tập thể dục khoảng 10 phút mỗi ngày để phục hồi tính linh hoạt của cơ lưng, ngăn ngừa tình trạng đau nhức.
- Cố gắng lấy lại cân nặng ổn định trong vòng 6 tuần sau khi sinh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đúng tư thế để vừa làm lành vết mổ nhanh chóng, vừa tránh tình trạng đau lưng diễn ra, thậm chí kéo dài và tiến triển nghiêm trọng.
- Giữ tâm lý thoải mái, ổn định để ngăn ngừa cơn đau thắt lưng, cũng như chăm sóc con yêu và bản thân tốt nhất.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp khoáng chất thất thoát khi sinh nở, đặc biệt là Canxi.
- Áp dụng tư thế bế trẻ đúng cách, không cúi, gập lưng thường xuyên.
Do quá trình mang thai có tác động lớn đến thể chất và tâm lý, nên phục hồi sức khoẻ sau sinh là điều thiết yếu giúp mẹ nhanh chóng trở sinh hoạt bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 7 cách…
Đau lưng sau sinh mổ có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính. Vì thế, sản phụ nên đi khám và điều trị sớm khi phát hiện triệu chứng đau nhức. Nhờ vậy, sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng, cũng như cản trở quá trình chăm sóc con yêu!