Những điều chưa biết về nấm miệng ở trẻ em

Tác giả: huong

Nấm miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé bị hôi miệng, chán ăn, chảy nhiều nước dãi và có thể gây sốt. Loại nấm này có tên là Candida albicans, loại nấm này thường sinh sống trong đường ruột.

nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em làm cho bé ăn uống không ngon miệng

1. Bệnh nấm miệng ở trẻ em là gì?

Nấm miệng ở trẻ em là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt đối với những bé còn thiếu tháng, khi sức đề kháng chưa đủ chống cự thì đây cũng là cơ hội hoành hành của nấm Candida albicans. Khi mắc bệnh chứng bệnh này các bé sẽ có những biểu hiện như chán ăn, không chịu bú và đi kèm với dấu hiệu bị sốt nhẹ.

2. Nguyên nhân của bệnh nấm miệng

nấm miệng ở trẻ em
Khi bé có những dấu hiệu bất thường mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm miệng ở trẻ em:

Khi trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay mắc bệnh nấm miệng là do nấm vú hoặc vú mẹ truyền sang cho bé. Còn đối với những trẻ em trên 6 tháng tuổi mắc bệnh nấm miệng là do dùng các loại thuốc kháng sinh làm giảm hệ miễn dịch.

Khi vú của mẹ bị nấm Candida albicans (dấu hiệu của nhiễm nấm Candida albicans: vú đau rát, bỏng rát, bỏng, ngứa, xuất hiện ban đỏ…)

Bé hay ngậm một số vật dụng bị nhiễm khuẩn, ví dụ như đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh sạch sẽ và sau khi bé bú xong mẹ không vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé làm cho cặn sữa bám vào lưỡi, lâu ngày lớp sữa này lên men, tạo nên nấm Candida albicans.

3. Triệu chứng của nấm miệng

Bệnh này rất khó nhận biết, nhất là đối với những em bé sơ sinh, bé không thể tương tác với mẹ cho nên rất khó nhận biết được bé đang khó chịu ở đâu. Vì vậy mẹ phải thật chu đáo và quan sát bé thật kỹ.

  • Khoang miệng của bé xuất hiện những mảng trắng.
  • Đau rát họng
  • Buồn nôn
  • Trẻ biếng ăn và không thấy ngon miệng
  • Khi nấm chuyển xuống vùng thanh quản sẽ có hiện tượng bé bị khàn giọng, khó nuốt…
  • Bé liên tục quấy khóc, đau đớn, trẻ bị sút cân
  • Trẻ bị sốt nhẹ.

Khi bé nhận thấy con mình có những dấu hiệu trên đây thì cần kịp thời điều trị cho bé để tránh trường hợp tình trạng quá nặng.

Nếu trường hợp bé bị sốt chứng tỏ là bệnh của bé đã bắt đầu nặng hơn, khi đó bố mẹ bầu cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

4. Cách điều trị nấm miệng ở trẻ em

nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em làm cho bé khó chịu, khóc nhè

Tùy vào từng độ tuổi và tình trạng bệnh lý mà bố mẹ có cách điều trị nấm miệng cho bé như thế nào cho hợp lý:

  • Đối với bé sơ sinh

Pha với nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý pha sẵn và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào tay và vệ sinh khoang miệng cho em bé.

Có nhiều người dùng mật ong hoặc một dạng cốm ngọt để rơ lưỡi cho bé. Nhưng trước khi mẹ muốn rơ lưỡi cho bé bằng bất cứ loại nào cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ như thế nào? có nên hay không?

  • Đối với trẻ em trên 1 tuổi

 

nấm miệng ở trẻ em
Khi rơ lưỡi cho bé mẹ cần phải nhẹ nhàng

Đối với trẻ em trên 1 tuổi thì mẹ cũng có thể dùng mật ong vì trong thành phần của mật có chứa chất sát khuẩn, có thể sát khuẩn tốt.

Sau khi vệ sinh xong mẹ nên cho bé uống nước hoặc xúc miệng bằng nước lọc để không còn lượng đường trong miệng bé nữa.

Vì nên này rất dễ bị nhiễm trùng cho nên khi bị nấm bố mẹ phải vệ sinh hoặc nhắc nhở các bé tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị nhiễm trùng.

Khi thực hiện vệ sinh miệng cho bé, nhất là đối với bé sơ sinh mẹ nên thao tác thật nhẹ nhàng, không được chà xát quá mạnh tay sẽ làm cho lưỡi bé bị chảy máu, nhiều mẹ không biết nên cứ cố gắng cạo hết mảng bám màu trắng trên lưỡi bé nhưng điều đó không có tác dụng gì, chỉ làm cho vết thương của bé càng đau hơn.

Khi bé có những dấu hiệu khác như sốt, viêm miệng đỏ, lở loét thì bố mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để bác sĩ cho bé uống thuốc hoặc tiêm thuốc để kịp thời ngăn ngừa.

5. Cách phòng bệnh nấm miệng ở trẻ em

Muốn hạn chế tối đa bệnh nấm miệng các bạn cần chú ý vệ sinh miệng cho bé sau khi cho bé bú, đối với những bé lớn hơn thì bố mẹ phải nhắc nhở bé vệ sinh miệng sạch sẽ, không được đến sữa dư hoặc thức ăn thừa bám vào răng miệng, như vậy sẽ dễ dẫn đến lên men và tạo nấm.

Vệ sinh núm vú, bình sữa sạch sẽ để không tạo điều kiện cho nấm truyền sang bé.

Vệ sinh khoang miệng hay vệ sinh núm vú, bình sữa cũng là cách bảo vệ bên ngoài, quan trọng nhất là tăng cường hệ miễn dịch, đây mới chính là cách phòng ngừa lâu dài nhất.

Mẹ nên cho em bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh vì những loại này có tác dụng làm mát cơ thể, nên mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn của bé nhé!

 Theo Khoe.online tổng hợp