Bé bị tiêu chảy: Cách chăm sóc mà phụ huynh cần biết để bé nhanh khỏi
Tác giả: admin
Theo thống kê, bé bị tiêu chảy phổ biến nhất trong giai đoạn từ 2 – 4 tuổi. Phụ huynh cần “nằm lòng” cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà để ngăn chặn các triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khoẻ đường ruột.
1. Những triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nước. Đây là một triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ mới biết đi. Tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể trẻ mất nước và chất cân bằng điện giải, cụ thể là Natri, Kali và Magie. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong các chức năng quan trọng của cơ thể.
Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường
Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là phân lỏng, tanh. Bé thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, nôn trớ. Ngoài ra, trẻ có thể khó đi vào giấc ngủ hơn.
Mặc dù hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều có thể tự khỏi sau một đến ba ngày, tuy nhiên, nếu không có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, triệu chứng này có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng trẻ quấy khóc về đêm thường xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Cứ về đêm là bé lại khóc, có thể là do bé khát hoặc đói bụng, bé quá lạnh hoặc có thể bé gặp vấn đề về thần kinh. Hiện tượng trẻ khóc về…
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Ăn thực phẩm làm rối loạn hệ tiêu hoá.
- Dị ứng cà không dung nạp với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như bệnh Celiac hoặc không dung nạp Lactose.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc men, xạ trị.
- Hấp thu thức ăn kém.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng của trẻ và thời gian trẻ mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp, bệnh có thể diễn tiến từ 7-14 ngày. Bên cạnh việc theo dõi, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định chính xác bệnh, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy của trẻ.
3. Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà an toàn và hiệu quả
Tiêu chảy thường sẽ tự khỏi trong vài ngày. Trong khi đó, ưu tiên của bạn là giúp con bạn đủ nước và cung cấp những thức ăn nhẹ nhàng cho dạ dày của trẻ, nếu trẻ thèm ăn. Nếu con bạn không bị nôn hoặc có dấu hiệu mất nước, bạn có thể để con ăn uống như bình thường.
Sau đây là một số phương pháp chăm sóc bé bị tiêu chảy mà phụ huynh không thể bỏ qua.
3.1 Bổ sung chất điện giải cho trẻ
Cho trẻ uống chất lỏng có chứa điện giải giúp cầm cơn tiêu chảy hiệu quả
Các dung dịch điện giải không kê đơn dành cho trẻ em là lựa chọn hàng đầu khi trẻ bị tiêu chảy. Chúng cung cấp các khoáng chất quan trọng như Natri và Kali. Trẻ sơ sinh cần uống khoảng 2 muỗng canh chất lỏng chất điện giải cứ sau 30 – 60 phút. Lưu ý không trộn dung dịch với sữa công thức hoặc nước trái cây.
3.2 Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Cả sữa mẹ và sữa công thức đều cung cấp nhiều dưỡng chất và hydrat hoá. Phụ huynh không nên tự làm loãng sữa công thức khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3.3 Chia nhỏ khẩu phần ăn
Hạn chế cho nhiều gia vị vào bữa ăn của trẻ, đồng thời cho trẻ ăn với khẩu phần nhỏ hơn
Đối với trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi, các lựa chọn như chuối, mì ống đơn giản, bánh mì nướng, ngũ cốc gạo hoặc bánh quy giòn sẽ giúp trẻ tiêu hoá dễ hơn. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy do kháng sinh, hãy bổ sung cho bé sữa chua nguyên chất chứa probiotics không đường. Các vi khuẩn lành mạnh có thể làm dịu hứng tiêu chảy, tăng cường sức khoẻ đường ruột.
3.4 Tránh thức ăn có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Nước ép trái cây, sữa bò, đồ ăn có đường, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày nhạy cảm và làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Bỏ chúng ra khỏi thực đơn cho đến khi dạ dày của con bạn trở lại bình thường.
3.5 Để ý tình trạng hăm tã
Chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên, tránh tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn
Nhiều phân ướt có thể gây kích ứng da của bé. Thay tã cho bé thường xuyên, lau sạch mông của bé bằng nước thường. Bạn có thể thoa kem chống hăm cho bé khi thấy mẩn đỏ. Và rửa tay thật sạch bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần bạn thay tã cho bé.
3.6 Chỉ cho bé uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Bismuth, magiê và nhôm trong thuốc điều trị tiêu chảy không kê đơn có thể gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Không bao giờ cho trẻ nhỏ của bạn uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi được bác sĩ nhi khoa yêu cầu.
Mất nước khi bị tiêu chảy làm cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng này? Hôm nay Khoe.online có bài viết chia sẻ đến quý bạn đọc một số cách chống mất nước khi bị tiêu chảy. 1. Vì sao khi tiêu chảy lại…
4. Bé bị tiêu chảy cần gặp bác sĩ khi nào?
Vì mất nước là mối quan tâm chính của tình trạng tiêu chảy. Phụ huynh cần lưu ý những triệu chứng mất nước nghiêm trọng dưới đây và đưa trẻ đến các bác sĩ nhi khoa nhanh chóng:
- Nước tiểu có màu sẫm hơn hoặc đặc hơn bình thường.
- Môi khô nứt nẻ hoặc khô miệng.
- Khóc nhưng không có nước mắt.
- Ở trẻ sơ sinh, mắt trũng sâu, da có vẻ khô hoặc chùng nhão.
- Ở trẻ mới biết đi, làn da có thể ửng đỏ, nhăn nheo, bàn tay hoặc bàn chân lạnh bất thường.
- Trẻ kém năng động hơn bình thường.
Cũng có những trường hợp khác cần phải gọi cho bác sĩ, ngay cả khi con bạn không có vẻ bị mất nước. Kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu tiêu chảy kèm theo sốt cao hơn 38 độ C, phân có màu đen hoặc máu.
5. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng bé bị tiêu chảy
Các chuyên gia khuyến cáo những phương pháp giảm thiểu nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Thường xuyên làm sạch nhà vệ sinh bằng thuốc khử trùng. Ngoài ra, hãy làm sạch tay cầm xả nước, bệ ngồi toilet, vòi chậu rửa, bề mặt phòng tắm và tay nắm cửa hằng ngày bằng nước nóng và chất tẩy rửa.
- Đảm bảo rằng con bạn rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Nếu quần áo hoặc chăn ga gối đệm bị bẩn, hãy giặt riêng ở nhiệt độ càng cao càng tốt.
- Đừng để con bạn dùng chung khăn tắm và khăn trải giường.
- Trẻ nên nghỉ học cho đến ít nhất 48 giờ sau đợt tiêu chảy cuối cùng hoặc bị ốm (nôn mửa).
Trên đây là một số thông tin về cách xử lý khi bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, phụ huynh cần thiết lập cho trẻ lối sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để trẻ được tăng cường sức khoẻ tiêu hoá, hỗ trợ phát triển toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bi-tieu-chay-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly