Gù lưng: Cách nhận biết, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tác giả: Phan Duong
Người mắc tật gù lưng không chỉ có dáng người kém thẩm mỹ mà còn có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu cách nhận biết gù lưng, nguyên nhân và phương pháp điều trị để sớm cải thiện và phòng ngừa những biến chứng của bệnh lý này kịp thời.
1. Gù lưng là gì?
Gù lưng hay gù cột sống là hiện tượng cột sống bị biến dạng do có từ 3 đốt sống liên tiếp (thường là đốt sống ngực T7 – T11 ở vùng lưng trên) bị sai lệch, khiến lưng cong tròn về phía trước hơn 45 độ.
Tình trạng gù lưng có thể xảy ra với bất kỳ ai, phổ biến ở những người có xương cột sống yếu, đĩa đệm bị nứt, phụ nữ lớn tuổi hay trẻ em thường xuyên ngồi sai tư thế.
2. Nguyên nhân gây gù cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gù cột sống lưng. Tình trạng này có thể xuất phát do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc bệnh lý làm cho các đốt sống có hình dạng bất thường. Bao gồm:
2.1. Loạn dưỡng cơ
Đây là tình trạng di truyền khiến các cơ trở nên suy yếu dần. Nếu tình trạng này xảy ra ở các cơ xung quanh cột sống lưng sẽ làm tăng nguy cơ gù lưng, vẹo cột sống.
2.2. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng đi, các đốt sống dễ bị nghiền, dẫn đến nứt, gãy và gây gù lưng. Loãng xương phổ biến nhất ở người có thói quen hút thuốc, phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên và bệnh nhân dùng corticosteroid điều trị thời gian dài.
2.3. Khối u cột sống lưng
Dù khối u phát triển ở dạng lành tính hoặc ác tính đều có khả năng làm gù lưng. Bởi khi khối u phát triển sẽ chèn ép lên dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến đĩa đệm và làm giảm đi độ linh hoạt của cột sống.
2.4. Thoái hóa đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm giữa các đốt xương bị đè nén, hao mòn hoặc bị nứt, khiến đường cong của cột sống bị biến dạng, từ đó gây ra chứng gù lưng.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh xương khớp phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất cứ độ tuổi nào. Hơn nữa, thoát vị đĩa đệm còn gây nên nhiều bất tiện, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy thoát vị…
2.5. Dị tật bẩm sinh
Trong một số trường hợp hiếm gặp, cột sống của bé phát triển bất thường khi còn trong tử cung của mẹ và dẫn đến tình trạng gù lưng bẩm sinh.
2.6. Sai tư thế
Đây là hệ quả của việc người bệnh thực hiện sai các tư thế khi ngồi học hoặc làm việc như khom lưng, cúi đầu sát mặt bàn, nằm trườn ra bàn… trong thời gian dài. Tình trạng này ngày càng nở rộ hơn trong mùa giãn cách, bởi lúc này mọi người phải ở nhà làm việc, học tập trực tuyến, thường cúi gập cổ dùng điện thoại/ipad, dễ ngồi sai tư thế vì bàn ghế không phù hợp.
3. Cách nhận biết gù lưng
Sau đây là các triệu chứng và cách nhận biết gù lưng:
- Lưng cong đều và không có đỉnh gù nhọn.
- Cột sống cứng, khó để đứng thẳng người, nhất là thời điểm cuối ngày.
- Thường có cảm giác mệt mỏi, đau nhức lưng.
- Chiều cao bị giảm.
- Hay khom người và khi di chuyển có xu hướng ngả người về phía trước.
Trường hợp lưng bị gù nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:
- Có cảm giác ngứa ran, tê và yếu dần ở chân.
- Tức ngực, khó thở khi vận động mạnh.
- Bị căng cơ gân kheo (cơ ở vùng đùi sau).
4. Gù lưng có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu, khi tình trạng cong cột sống chưa quá nghiêm trọng thì gù lưng thường không gây đau. Vì thế nhiều người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm khiến cột sống nhanh chóng xấu đi theo thời gian. Lúc này, ngoài các cơn đau lưng, gù cột sống có thể gây ra:
- Áp lực lên phổi và đường thở, gây khó thở.
- Cơ lưng bị suy yếu dẫn đến khó thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi bộ, rời khỏi ghế ngồi, nhìn lên phía trước, lái xe…
- Chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống, từ đó xuất hiện các triệu chứng như tê, yếu tay chân, vấn đề về thăng bằng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
- Đè nén đường tiêu hóa, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt thức ăn.
- Rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tinh thần người bệnh.
- Ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi).
5. Phương pháp chẩn đoán
Để có thể xác định phương pháp điều trị những trường hợp gù lưng, các bác sĩ cần phải thăm khám và chẩn đoán kỹ càng.
Chẩn đoán bằng khám lâm sàng: Bệnh nhân được yêu cầu cúi người về phía trước để bác sĩ quan sát cột sống từ bên hông hoặc thực hiện một bài kiểm tra về thần kinh để kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ bắp.
Chẩn đoán hình ảnh: Sau khi đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)… để xác định mức độ cong và có thể phát hiện dị tật của đốt sống rõ ràng hơn.
6. Đâu là cách điều trị bệnh gù lưng?
Thông thường, cách chữa trị gù lưng sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và những dấu hiệu/triệu chứng hiện có. Các phương pháp điều trị gồm:
6.1. Sử dụng thuốc
Để giảm bớt triệu chứng đau nhức lưng, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa như Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… Với người lớn tuổi, gù cột sống là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo loãng xương, thế nên thuốc tăng cường xương sẽ được chỉ định, nhằm ngăn ngừa rạn nứt xương cột sống.
6.2.Trị liệu
Một số loại gù cột sống có thể được hỗ trợ bởi:
- Các bài tập vật lý trị liệu: Như các bài tập kéo giãn cột sống giúp cải thiện sự linh hoạt của cột sống và giảm đau lưng. Hoặc các bài tập tăng sức cơ bụng để cải thiện tư thế.
- Nẹp lưng: Thanh thiếu niên trong khoảng 14 hoặc 15 tuổi bị gù từ nhẹ đến trung bình có thể cần đeo nẹp lưng để hỗ trợ, giúp ngăn chặn gù lưng tiến triển nặng hơn.
- Lối sống lành mạnh: Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp giảm đau lưng và các triệu chứng gù cột sống.
- Duy trì mật độ xương tốt: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm dồi dào canxi và vitamin D. Ngoài ra, nên xét nghiệm đo mật độ xương và thường xuyên tầm soát cột sống, nhằm giúp người già tránh loãng xương, gãy xương do đè nén và gù cột sống về sau.
Hiện nay, phòng khám ACC là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi muốn thăm khám cột sống và chữa trị các bệnh về cơ xương khớp, bao gồm gù lưng. Với đội ngũ bác sĩ 100% nước ngoài được đào tạo bài bản, dày dạn kinh nghiệm, mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế phác đồ điều trị riêng biệt, kết hợp các bài tập phù hợp với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó, rất nhiều trường hợp bị gù, cong vẹo cột sống đã được điều trị thành công, khôi phục đường cong sinh lý của cột sống mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.
6.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh gù bằng dụng cụ cột sống lối sau, nẹp vít chân cung là phương pháp phổ biến nhất giúp giảm độ cong cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể để lại biến chứng nhiễm trùng, gây mất máu nhiều tại vị trí phẫu thuật, tê liệt chức năng… nên chỉ được áp dụng trong một số trường hợp: Gù cột sống nặng gây chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh; đau dai dẳng không kiểm soát được bằng thuốc; ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
7. Biện pháp phòng ngừa chứng gù cột sống
Cách phòng ngừa bệnh gù cột sống tốt nhất là thay đổi lối sống của bản thân, bằng các hành động như:
- Giữ tư thế sinh hoạt đúng, tránh buông thõng hay chùng vai.
- Học sinh không đeo cặp trọng lượng quá nặng, vượt 15% trọng lượng cơ thể.
- Lựa chọn thời điểm hướng dẫn trẻ ngồi, đi, đứng thích hợp.
- Ngồi học đúng cách – ngồi thẳng lưng, không cúi sát hoặc nằm dài trên bàn.
- Tập thể dục hàng ngày để góp phần tăng cường sức mạnh cho phần cơ ở vùng lưng.
- Giữ màn hình máy tính ngang tầm mắt.
Trên đây là những thông tin tổng quan về chứng gù lưng. Hy vọng qua chia sẻ về cách nhận biết gù lưng sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và tiếp nhận liệu trình điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Song song đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh chú ý kiên trì, hình thành thói quen ngồi đúng, tư thế chuẩn để sớm lấy lại vóc dáng tự tin.
>> Nguồn tham khảo: Cách nhận biết gù lưng ở trẻ từ sớm