Cẩn thận với nguy cơ có thể xảy ra khi nhịp tim nhanh
Tác giả: huong
Nhịp tim nhanh là một dạng rối loạn nhịp tim khiến người bệnh luôn cảm thấy hồi hộp và có cảm giác như đánh trống ngược. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ suy tim, đột quỵ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhịp tim thế nào được gọi là nhanh?
Nhịp tim bình thường của một người khỏe mạnh dao động ở mức 60 – 80 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là trên 80 lần, có khi lên đến 100 hoặc 150 lần/phút.
Thông thường khi nhịp tim nhanh kèm theo cảm giác như đánh trống ngực, nhịp tim đập loạn xạ, đau ngực, hồi hộp, hụt hẫng, khó thở, chóng mặt, choáng váng.
Nguyên nhân
Y học đã giải thích rối loạn nhịp tim do một số yếu tố phá vỡ xung điện bình thường kiểm soát tốc độ vận chuyển máu của tim. Những yếu tố đố có thể là do bạn căng thẳng và lo lắng trước một việc nào đó. Đôi khi hiện tượng tim đập nhanh sau khi bạn hoạt động mạnh, tập thể dục nặng. Ngoài ra, một số thói quen không lành mạnh cũng là nguyên nhân: hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng nhiều cà phê và trà đặc.
Đau tim có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào, hoặc cũng có thể để lại những di chứng nặng nề. Vậy dậu hiệu nào có thể nhận biết được sớm bệnh tim? Rối loạn nhịp tim và những điều cần lưu ý Tìm hiểu về tứ chứng…
Mặt khác, tim đập nhanh còn là tác dụng phụ do một số thuốc mang lại. Đó có thể là thuốc hen suyễn, thông mũi hoặc giảm cân. Riêng đối với phụ nữ thì sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh cũng làm nhịp tim đập bất thường.
Nhịp tim nhanh gây ra những nguy cơ gì?
– Ngất xỉu là nguy cơ dễ gặp nhất khi tim đập nhanh, nhịp loạn xạ.
– Nhịp tim nhanh có thể dẫn đến biến chứng tim ngừng co bóp trong khoảng thời gian ngắn 60s.
– Suy tim: Tim đập nhanh chứng tỏ cơ tim sẽ không đảm bảo bơm đủ máu tới các cơ quan. Tình trạng này lâu ngày khiến chức năng tim giảm sút trầm trọng.
– Đột quỵ: Đây chính là biến chứng đáng sợ nhất bởi nó không hề được báo trước. Tim đập nhanh dễ hình thành những cục máu đông lên não và đột quỵ là điều khó tránh khỏi.
Cách chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán nhịp tim nhanh, bác sĩ cần có kết quả của một số thăm khám và xét nghiệm lâm sàng:
– Qua những gì bệnh nhân hoặc người nhà mô tả về triệu chứng.
Tứ chứng Fallot là triệu chứng tim bẩm sinh với những khiếm khuyết về cấu trúc tim. Bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn tháng tuổi thứ 4 và thứ 6 của trẻ sơ sinh, gây ra những hạn chế về khả năng hoạt động của tim, ảnh hưởng…
– Ghi điện tâm đồ.
– Hình ảnh siêu âm chi tiết về tim.
– Chụp X – quang để xem xét cấu trúc bình thường.
Việc điều trị rối loạn nhịp tim còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu chỉ có hiện tượng tim đập nhanh và không kèm theo dấu hiệu khó chịu nào khác thì không cần đến phương pháp y khoa. Khi đó, người bệnh chỉ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, bớt căng thẳng. Tuyệt đối không được tùy ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc. Một số thuốc chống loạn nhịp, thuốc làm loãng máu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống đông máu…Trường hợp nặng hơn có thể can thiệp tim mạch hoặc điều trị phẫu thuật.
Việc chẩn đoán nhịp tim nhanh đã khó, quá trình điều trị hội chứng rối loạn nhịp tim còn khó hơn. Dù là phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần phải xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện lành mạnh. Hãy luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tật nhé!
Theo Khoe.online tổng hợp