Ung thư phổi do thói quen thuốc lá hằng ngày
Tác giả: huong
Ung thư phổi là căn bệnh đáng sợ, diễn tiến âm thầm, cướp đi sinh mạng hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra các nhân tiềm tàng và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi.
Các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Thuốc lá là nguyên nhân số một gây ra bệnh ung thư phổi. Trong thuốc lá và khói thuốc lá có đến 7000 hóa chất như oxit nito và cacbon monoxide- tác nhân chính gây ung thư.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 90% trường hợp ung thư phổi bắt nguồn do thuốc lá. Khi bạn hít phải khói thuốc độc hại, sự thay đổi tại các mô phổi bắt đầu ngay lập tức. Lúc đầu cơ thể của bạn có thể tái tạo và hình thành các tế bào mới nhưng khi sự tiếp xúc diễn ra thường xuyên, cơ thể mất khả năng thải độc và phục hồi. Theo thời gian, các tế bào hoạt động bất thường, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Nếu bạn không phải là người hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc từ những người thân sống chung thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao tương đương.
Dấu hiệu lao phổi rất khó phát hiện, bệnh nhân hầu như không biết mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng. Hôm nay, Khoe.online xin cung cấp một số dấu hiệu lao phổi điển hình, thường gặp giúp bạn sớm nhất biết cũng như điều…
Ngoài khói thuốc thì việc hít phải các chất độc như amiăng và radon cũng gây tổn thương cho tế bào lót của phổi, từ đó gây ra các phản ứng bất thường và hình thành các tế bào ung thư. Các chất nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng đến phổi có thể được tìm thấy trong không khí mà chúng ta hít thở. Đây là những chất nguy hiểm vì không có mùi vị đặc trưng, rất khó phát hiện.
- Radon;
- Amiăng;
- Thạch tín;
- Vinyl clorua;
- Hợp chất nickel;
- Beryllium;
- Cadmium;
- Các hợp chất crom;
- Các sản phẩm than;
- Hơi độc lò;
- Ete clometyl;
Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
Ngoài những nguyên nhân trên thì vẫn có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi thường gặp nhất mà bạn không nên coi thường:
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình của bạn có người từng bị ung thư phổi, bạn có khả năng cao sẽ mắc bệnh ung thư phổi.
- Tuổi tác: nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ cao hơn với những người 65 tuổi trở lên.
- Tiền sử bệnh phổi: những người đã và đang mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ bị ung thư phổi cao. Các chứng bệnh phổi này sẽ gây viêm và để lại sẹo trong phổi, dẫn đến bệnh ung thư phổi
- Xạ trị vùng ngực: phương pháp xạ trị được dùng để để chữa các bệnh ung thư khác có thể làm gia tăng khả năng mắc ung thu phổi.
- Hút thuốc thụ động: Thậm chí khi bạn không hút thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi vẫn rất cao nếu bạn hít phải khói thuốc của người khác.
- Chế độ dinh dưỡng: để cơ thể có thể tái tạo các tế bào bị hư hỏng thì chế độ ăn uống khoa học đầy đủ khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng. Khi chế độ dinh dưỡng của bạn quá “ nghèo nàn”, không đủ chất sẽ khiến cơ thể thiếu chất, làm gia tăng khả năng mắc ung thư.
Ung thư amidan là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm cho sự sống của bệnh nhân. Nhưng không phải ai cũng có nhiều kiến thức về bệnh để có thể điều trị kịp thời. Vậy ung thư amidan có triệu chứng gì? Nguyên nhân…
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng chống nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, hướng đến một lối sống thật khỏe mạnh nhé!
Theo khoe.online tổng hợp