Một số cách chống mất nước khi bị tiêu chảy tại nhà
Tác giả: huong
Mất nước khi bị tiêu chảy làm cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức. Vậy làm sao để hạn chế tình trạng này? Hôm nay Khoe.online có bài viết chia sẻ đến quý bạn đọc một số cách chống mất nước khi bị tiêu chảy.
1. Vì sao khi tiêu chảy lại bị mất nước
Khi bị tiêu chảy có nghĩa là số lượng nước bạn cho ra ngoài thông qua phân và nước tiểu nhiều hơn lượng nước bạn cung cấp vào cơ thể. Ngoài ra thì khi bị tiêu chảy người bệnh còn bị nôn ói, toát mồ hôi… chính những nguyên nhân này làm bốc hơi một lượng nước trong cơ thể.
2. Những biếu hiện khi bị mất nước
Khi người bệnh bị mất nước do tiêu chảy sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Người khô, môi và miệng cũng bị khô rát.
- Lượng nước tiểu cho ra cũng giảm đi hẳn.
- Nhức đầu.
- Cơ yếu.
- Lúc nào cũng cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
Trên đây là những dấu hiệu mất nước ở cấp độ nhẹ, nếu như ở cấp độ nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác như:
- Sốt cao
- Người bệnh bị khát tột cùng.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh.
- Huyết áp thấp.
- Nếu như trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị bất tỉnh.
Đối với những trường hợp nhẹ có thể cho người bệnh uống nhiều nước, nhưng đối với những trường hợp nặng hơn thì uống nước cũng không đủ bù đắp phần nước bị thiếu.
Có khi người bệnh bị mất nước nhưng lại không có dấu hiệu khát nước rõ ràng hoặc đối với các bé sơ sinh thì lại không có khả năng tương tác với bố mẹ cho nên rất khó nhận biết được con mình có phải đang bị mất nước hay không. Có một mẹo nhỏ có thể giúp bố mẹ nhận biết tình trạng của bé như: khi quan sát nước tiểu có màu vàng sậm thì biết bé đang bị thiếu nước, còn nếu như nước tiểu có màu sáng bình thường thì có thể yên tâm.
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tình trạng khó chịu khi bà bầu bị tiêu chảy là một trong những trường hợp dễ thấy. Cảm giác đau bụng, đi phân lỏng, đi nhiều lần khiến cơ thể…
3. Khi bị mất nước do tiêu chảy thì phải làm sao?
Như đã nói ở trên, đối với những trường hợp nhẹ các bạn có thể bù nước bằng cách uống thật nhiều nước. Nhưng đối với những trường hợp nặng hơn thì các bạn nhanh chóng đến bệnh viện để được truyền dịch vào tĩnh mạch. Đây là cách bù nước nhanh chóng nhất có thể làm lúc này cho bệnh nhân.
Ngoài ra thì có một số cách như: cho bệnh nhân uống nước cơm pha với muối, nước gạo rang pha với muối, súp gà và của quả hầm cho thêm một ít muối… Đối với những bệnh nhân đang bị tiêu chảy thì nên bỏ một tí muối vào thức ăn nhưng không có nghĩa là quá lạm dụng vì như vậy sẽ làm cho cơn khát càng thêm tăng cao hơn. Chỉ nên pha một lượng muối loàng vừa đủ, không được pha quá mặn.
Các bạn lưu ý, lúc này chúng ta chỉ nên bù lại lượng nước đã hụt bằng nước lọc, không được thay thế bằng nước trái cây hoặc nước ngọt.
Ngoài bù lại lượng nước đã mất bằng việc uống nhiều nước thì người bệnh cũng nên cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng của mình, nên ăn chuối, chuối mềm và chứa nhiều kali cung cấp điện phân khi cơ thể cần và hấp thu những chất dư thừa trong cơ thể trong suốt quá trình bị tiêu chảy, cải thiện được tình trạng tiêu chảy của bạn.
Nên uống trà hoa cúc, trà hoa cúc có tác dụng làm giảm cơn đau và chất tannin trong trà hoa cúc cực kỳ tốt cho người bị tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Tùy vào những biểu hiện sức khỏe của trẻ mà tiêu chảy ở giai đoạn sơ sinh sẽ được nhận xét là một biểu hiện thông thường…
Lúc này các bạn không nên ăn những thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, các món hải sản, đồ tanh sẽ làm cho bạn thêm tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra thì các loại rau sống như giá đỗ, hành hẹ,… càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Những món ăn sinh hơi và gia vị sinh hơi, có tính kích thích các bạn cũng không nên ăn bởi vì chính những thứ này làm cho bụng bạn khó chịu, đầy hơi.
Người bệnh phải kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp, nằm thoải mái thư giãn và đặt một chai nước hoặc một khăn ấm lên bụng để làm giảm cơn đau.
Theo Khoe.online tổng hợp