Khi phát hiện trẻ sơ sinh sôi bụng, mẹ cần làm gì?
Tác giả: huong
Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ được sinh ra gặp phải chứng sôi bụng, đầy hơi. Tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng thường gặp ở giai đoạn từ 3 đến 18 tuần tuổi. Đây được xem là một phản ứng của hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ trước sự thay đổi về dinh dưỡng hoặc các tác nhân từ môi trường xung quanh.
Tiếng động phát ra từ bụng của trẻ
Sôi bụng là hiện tượng bụng của trẻ phát ra những âm thanh ùng ục. Đây được cho là tiếng động đến từ sự hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Cụ thể là ruột non và ruột già. Nhìn chung, trẻ sơ sinh sôi bụng là bình thường. Bởi nó không hề gây ra khó chịu hay đau đớn. Tuy nhiên, trên thực tế có số ít trường hợp trẻ sơ sinh quấy khóc vì khó chịu khi nó gây ra sự tắc nghẽn một lượng khí đáng kể ở các nếp gấp của đường ruột.
Trẻ sơ sinh sôi bụng là do đâu?
1. Trẻ không hấp thu được lactose
Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và các chế phẩm được làm từ sữa. Lactose muốn hấp thu vào cơ thể đòi hỏi phải có một loại enzym tương ứng để tiêu hóa. Đó chính là lactase. Nếu mẹ cho trẻ bú nguồn sữa ngoài quá sớm mà cơ thể trẻ không sản xuất đủ lactase thì không dung nạp được lactose. Đây được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng. Một khi lactose không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ ở ruột. Từ đó gây nên nhiều vấn đề đường ruột mà sôi bụng là một triệu chứng điển hình.
2. Trẻ sơ sinh sôi bụng khi bú mẹ
Nếu nguồn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là sữa mẹ thì người mẹ nên xem lại chế độ ăn uống của mình. Bởi một số loại thực phẩm mẹ ăn cũng góp phần tạo nên những tiếng sôi bụng ở trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá nhạy cảm với một số thực phẩm không lành mạnh. Chúng rất giàu dầu mỡ, là đồ ăn cay nóng hoặc khó tiêu mà mẹ ăn hàng ngày.
3. Cho trẻ bú không đúng cách
Cho trẻ bú không đúng cách khiến trẻ nuốt quá nhiều không khí dễ dẫn đến hiện tượng sôi bụng. Ngoài ra, cách pha sữa không hợp lý hoặc bình bú chưa được vệ sinh sạch sẽ cũng là vấn đề mẹ cần xem lại.
Cách khắc phục trẻ sơ sinh sôi bụng
1. Cân nhắc kỹ càng nguồn sữa từ bên ngoài
Nếu bé nhà bạn đang gặp phải trường hợp không dung nạp lactose, bạn cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng có ghi trên nhãn mác của sản phẩm sữa. Bạn nên chọn những sản phẩm sữa có chứa ít lactose để cơ thể trẻ dễ hấp thu.
2. Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Để tránh tình trạng trẻ sôi bụng khi đang trong thời gian bú mẹ, mẹ nên hạn chế các thực phẩm làm gia tăng lượng khí sinh ra trong bụng trẻ. Tốt nhất, mẹ nên ăn ít cam, quýt, cà chua, súp lơ, các sản phẩm đậu nành…Một thực đơn nhiều món cay nóng hoặc dầu mỡ cũng không được khuyến khích. Hãy tăng cường uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày các mẹ nhé!
3. Thay đổi tư thế cho bé bú
Một khi trẻ sôi bụng, mẹ cần tìm cách giúp khí đi qua đường tiêu hóa của trẻ. Một trong những cách hữu hiệu nhất là cho trẻ bú đúng cách.
– Đặt trẻ tựa đầu lên vai mẹ và vỗ lưng để giúp trẻ ợ nóng, thoát khí.
– Khi trẻ bú bình, cần lựa chọn thiết kế núm vú vừa đủ, đảm bảo không cho không khí lọt vào khi trẻ đang bú.
4. Đưa trẻ đi bệnh viện
Khi trẻ sơ sinh sôi bụng và kèm theo các triệu chứng: đầy hơi, quấy khóc, ọc sữa, chán bú, không xì hơi được, đại tiện khó khăn hoặc bất thường, sốt cao. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện Nhi đồng hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Bởi đó có thể là những dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nếu không kịp thời phát hiện sẽ gây nên nhiều hệ lụy đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh sôi bụng là tình trạng xảy ra phổ biến và không có gì quá nguy hiểm nếu không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!
Theo Khoe.online tổng hợp