Viêm phổi ở trẻ sơ sinh cần phát hiện và chữa trị kịp thời
Tác giả: huong
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một trong những biến chứng vô cùng nghiêm trọng từ những triệu chứng cảm cúm ban đầu. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn năm tuổi đầu tiên của bé, cụ thể vào các mùa thu và đông khi tiết trời chuyển lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi thấy trẻ sơ sinh có những biểu hiện viêm phổi, cha mẹ cần có những giải pháp quan tâm và chữa trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
1. Nguyên nhân gây nên viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Thông thường viêm phổi là một trong những biến chứng nghiêm trọng do tình trạng cảm lạnh kéo dài ở trẻ nhỏ. Cụ thể viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại virus cúm A, B, virus hợp bào đường hô hấp. Ngoài ra nguy cơ nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn Listeria, Coli, Gram âm… phát triển cũng khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ viêm phổi nhanh chóng.
Viêm nhiễm khuẩn phổi còn có thể xảy ra từ khi trẻ còn đang ở trong bụng mẹ, trong quá trình được sinh ra hoặc sau khi được sinh ra đã bị nhiễm khuẩn. Lý do này được giải thích dựa theo thời gian vỡ nước ối của mẹ trước kia, theo đó:
- Thời gian vỡ ối từ 6-12 giờ trước khi sinh: nguy cơ 33% trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi.
- Thời gian vỡ ối từ 12-24 giờ trước khi sinh: hơn 51% trẻ sơ sinh có nguy cơ viêm phổi.
- Thời gian vỡ ối trên 24 giờ: 90% trẻ sinh ra có thể bị viêm phổi.
2. Những triệu chứng cho thấy trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Trẻ sơ sinh thường không có các biểu hiện bệnh rõ rệt, hơn nữa thời gian chuyển bệnh thường rất nhanh khiến cha mẹ khó có thể phát hiện kịp thời. Do đó có một số trường hợp phát hiện thì đã quá muộn hoặc bệnh đã trở nặng hơn nhiều.
Viêm phổi hay còn được gọi là nhiễm trùng bên trong phổi. Bệnh lý xuất hiện khi các virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo thành các ổ nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm phổi nhất, nhất là trong các thời điểm chuyển…
– Những biểu hiện chung có thể nhận thấy:
- Bú kém hoặc bỏ bú thường xuyên, sức bú yếu.
- Thường sốt trên 37,5 độ và hạ thân nhiệt đột ngột mặc dù đã đủ ấm. Một số trường hợp chỉ ấm nhẹ ở phần trán.
- Ngủ li bì, khóc nhiều ở những ngày đầu nhưng càng ngày càng khóc ít dần, thở khò khè.
- Thở nhanh, liên tục và có những biểu hiện khó thở, mặt tím tái.
– Làm thế nào để phát hiện trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm phổi?
Biểu hiện sinh hoạt:
- Trẻ dưới 2 tháng: Bỏ bú, bú kém, ngủ li bì, sốt nhẹ, thở khò khè.
- Trẻ từ 2-5 tháng tuổi: Không thể uống sữa, bú được nhiều, co giật, ngủ lì bì, thở có tiếng rít.
Nhịp thở:
Cha mẹ có thể quan sát nhịp thở bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực và bụng khi trẻ đang ngủ. Sự di động nhanh cho thấy bé đang có biểu hiện thở nhanh, có thể dùng đồng hồ bấm giờ theo nhịp thở của bé. Số lượng nhịp thở sau đây cho thấy trẻ đã có nguy cơ nhiễm viêm phổi:
- Trẻ dưới 2 thàng tuổi: Thở từ 60 lần trong 1 phút.
- Trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi: Thở từ 50 lần trong 1 phút.
- Trẻ từ 1-5 tuổi: Thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên.
Co rút lồng ngực:
Để trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc nằm ngửa trên giường thời điểm trẻ đang ngủ hoặc đang nằm yên, vén áo trẻ và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng. Nếu các cơn co bóp xuất hiện nhiều, có thể trẻ đã có nguy cơ viêm phổi bởi nhịp thở yếu, thường khiến trẻ phải co thắt lồng ngực nhiều hơn để thở.
3. Chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi
– Đưa trẻ đến ngay bác sĩ nhi khoa uy tín, bệnh viện để được khám và chuẩn đoán kịp thời. Không tự động dùng các loại kháng sinh chưa được cho phép, bởi trẻ sơ sinh có nguy cơ sốc phản vệ.
– Đảm bảo môi trường sống trong lành, sạch sẽ, không có bụi bẩn.
– Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú thì cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nếu dùng sữa công thức cần đảm bảo vệ sinh.
– Giữ ấm cho trẻ bằng nhiệt độ tự nhiên của phòng, không ép trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo.
– Vô trùng các dụng cụ liên quan như cốc, thìa, chăn, áo, tã…
– Thường xuyên đưa bé đi tái khám để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh của bé thường xuyên. Đối với những trường hợp bệnh trở nặng cần đưa bé nhập viện ngay.
4. Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh
– Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, bú đều đặn kể cả khi đang bệnh .
– Thường xuyên làm sạch khoang mũi của trẻ nếu thấy có các biểu hiện sổ mũi, chảy nước mũi.
– Cho trẻ uống nước thường xuyên để thanh lọc cơ thể.
– Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, không khí trong lành, vô trùng các dụng cụ thường dùng cho trẻ sơ sinh.
– Không nên dùng các loại thuốc ho khi chưa được cho phép của bác sĩ.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Thời gian phát triển bệnh vô cùng nhanh chóng do cơ thể trẻ còn quá yếu để tự đề kháng, bên cạnh đó do không được phát hiển kịp thời, trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng có nguy cơ tử vong cao. Gia đình khi phát hiện thấy có biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh cần nhanh chóng đứa đến bệnh viện để phát hiện và chữa trị theo đúng phương pháp.
Theo khoe.online tổng hợp