Bà bầu nên ăn gì và kiêng gì để có thai kỳ khoẻ mạnh?
Tác giả: admin
Bà bầu nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ có thai kỳ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển tốt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thực phẩm lợi và hại mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai.
1. Bà bầu nên ăn gì để thai khoẻ, mẹ vui?
1.1 Sản phẩm từ sữa
Bà bầu cần tiêu thụ protein và canxi để đáp ứng nhu cầu tăng cao mỗi ngày của thai nhi
Các sản phẩm từ sữa có chứa hai loại protein chất lượng cao: casein và whey. Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất trong chế độ ăn uống. Đồng thời, chúng cung cấp một lượng lớn phốt pho, vitamin B, magie và kẽm. Nếu mẹ không dung nạp lactose, mẹ có thể thử các loại sữa chua Probiotic có lợi cho sức khoẻ tiêu hoá.
1.2 Đậu phụ
Đậu phụ là sự lựa chọn tốt và an toàn cho mẹ và bé
Các loại đậu cung cấp nhiều chất xơ, protein, sắt, folate và canxi. Đây là những dưỡng chất mà cơ thể cần nhiều hơn trong thai kỳ. Đặc biệt, bổ sung đậu khi mang thai giúp mẹ tăng cường Folate, một dưỡng chất nhằm ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh hoặc các bất thường của não bộ ở thai nhi.
Khi mang thai, quá trình điều tiết hormone ở cơ thể bà bầu diễn ra khá mạnh mẽ. Kèm theo đó tâm lý khi có bầu thay đổi liên tục khiến nhiều phụ nữ có những hành động vô tình khó kiểm soát. Có lẽ vì vậy mà trên thực tế,…
1.3 Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất và an toàn cho bà bầu
Khoai lang rất giàu beta carotene, một hợp chất thực vật được chuyển hóa thành vitamin A. Thành phần này vô cùng quan trọng cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu no lâu, giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
1.4 Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm không thể thiếu khi giải đáp bà bầu nên ăn gì
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, một hoạt chất hỗ trợ hình thành não và mắt của thai nhi. Thêm vào đó, cá hồi là một trong số rất ít nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên mà hầu hết chúng ta đều thiếu. Nó quan trọng đối với sức khỏe của xương và chức năng miễn dịch.
1.5 Trứng
Trứng chứa nhiều protein cần thiết cho sức khoẻ bà bầu
Một quả trứng lớn chứa khoảng 80 calo, protein chất lượng cao, chất béo, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, trứng là một nguồn tuyệt vời của choline, giúp ngăn ngừa các bất thường phát triển của não và cột sống của thai nhi.
1.6 Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa đa dạng vitamin và khoáng chất
Bông cải xanh sở hữu nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, Thêm vào khẩu phần ăn uống của mình bằng bông cải xanh là một cách hiệu quả để bổ sung vitamin và chống táo bón. Chúng cũng làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Giấc ngủ không chỉ cần thiết với những bình thường mà còn rất quan trọng với những bà mẹ đang mang thai. Hiện tượng mất ngủ khiến nhiều bà bầu trở nên lo lắng, mệt mỏi và có thể dẫn tới những ảnh hưởng trong sự phát triển của trẻ…
2. Bà bầu nên kiêng gì để đảm bảo thai nhi phát triển tốt?
2.1 Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Cá có chứa nhiều thuỷ ngân không an toàn cho sức khoẻ của mẹ
Thủy ngân là một nguyên tố có độc tính cao. Chúng có thể gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận của phụ nữ mang thai. Do đó, tốt nhất nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao khi đang mang thai và cho con bú.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà thai phụ cần tránh bao gồm:
- cá kiếm
- cá thu vua
- cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ mắt to)
2.2 Trứng sống
Trứng sống nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn này bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây co thắt ở tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
2.3 Thịt sống
Phụ nữ mang thai cần lưu ý không ăn các loại thịt sống, thịt nấu chưa chín kỹ
Một số vấn đề tương tự với cá sống cũng ảnh hưởng đến thịt nấu chưa chín. Ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Đây là nguyên nhân khiến thai chết lưu hoặc gặp các bệnh thần kinh nghiêm trọng như khuyết tật trí tuệ, mù loà và động kinh. Để an toàn, hãy đảm bảo luôn nấu chín trứng kỹ hoặc sử dụng trứng đã qua tiệt trùng.
2.4 Thực phẩm chưa rửa sạch
Bề mặt của trái cây và rau quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng. Chúng bao gồm Toxoplasma, E. coli, Salmonella và Listeria, Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm vi khuẩn Toxoplasma khi còn trong bụng mẹ đều không có triệu chứng khi sinh ra. Tuy nhiên, các triệu chứng như mù hoặc thiểu năng trí tuệ có thể xuất hiện.
2.5 Đu đủ
Đu đủ sống làm tăng nhu động ruột, có nguy cơ sảy thai
Đu đủ sống có chứa mủ có thể gây ra các cơn co thắt sớm và có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn. Tuy nhiên, đu đủ chín rất giàu vitamin và sắt. Tiêu thụ nó với số lượng có kiểm soát sẽ không có hại nhưng hoàn toàn tránh ăn đu đủ chưa chín khi mang thai.
2.6 Dứa
Một thực phẩm mà bà bầu nên kiêng đó là dứa. Chúng chứa một số enzym nhất định làm thay đổi kết cấu của cổ tử cung, có thể gây ra các cơn co thắt sớm. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Ngoài việc gây ra hiệu ứng như vậy, nó cũng nổi tiếng là gây tiêu chảy và có thể rất khó chịu trong thai kỳ.
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bào thai. Thời điểm 3 tháng cuối là lúc thai nhi phát triển nhanh chất cả về thể chất lẫn trí não. Dưới đây những dưỡng chất có trong thực phẩm mẹ…
3. Một số nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu cần nhớ
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì và kiêng gì, một số nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây cũng là điều mẹ không nên bỏ qua để có một thai kỳ khoẻ mạnh:
3.1 Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thế giới bên ngoài. Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung các loại vitamin dành riêng cho bà bầu. Trên thực tế, nhiều mẹ vẫn cần sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để bổ sung vitamin tốt nhất.
3.2 Không ăn kiêng
Ăn kiêng khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bạn và thai nhi. Việc giảm cân ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic, các vitamin và khoáng chất, các chất cần thiết khác, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
3.3 Ăn nhiều bữa nhỏ
Chia bữa ăn thành 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày là cách sáng tạo giúp bạn giảm bớt những cảm giác khó chịu khi mang thai như buồn nôn, chán ăn, ợ chua, khó tiêu khi ăn. Tránh ăn vặt vì chúng mang lại nhiều calo nhưng không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bạn.
3.4 Bổ sung nhiều chất xơ
Do sự thay đổi nội tiết khi mang thai nên mẹ dễ bị táo bón khi mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ, vì vậy mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung lượng tinh bột vừa đủ để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé và ổn định đường huyết. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột. Khi cơ thể mẹ bầu dư thừa tinh bột có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì và bệnh tim.
3.5 Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh như đồ chiên rán có chứa một lượng phèn chua nhất định có thể gây hại cho não của thai nhi, khiến não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc hội chứng Down. Thực phẩm đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, cá hun khói được chế biến và phơi qua than củi, nhiên liệu đốt cháy này sẽ thải ra các chất ô nhiễm độc hại hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu nên ăn gì và kiêng gì trong quá trình mang thai. Với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ sẽ có thể duy trì thể trạng khoẻ mạnh, thai nhi phát triển toàn diện hơn bao giờ hết.
Nguồn tham khảo: Có thai không nên ăn gì?