Suy dinh dưỡng thai kỳ: Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp của mẹ bầu

Tác giả: admin

Suy dinh dưỡng thai kỳ không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm chi tiết về hiện tượng thiếu dưỡng chất khi mang thai này.

1. Suy dinh dưỡng thai kỳ là gì?

Suy dinh dưỡng khi mang thai là hiện tượng cơ thể mẹ bầu thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong quá trình mang thai. 

Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng trong thai kỳ bao gồm mệt mỏi, thiếu máu, nhẹ cân khi mang thai, chóng mặt, huyết áp cao, rụng tóc, da khô, các vấn đề về răng miệng và khả năng miễn dịch thấp.

suy dinh dưỡng thai kỳ

Không dung nạp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu trong quá trình mang thai làm sức khoẻ mẹ và bé bị ảnh hưởng 

Theo các chuyên gia, nếu bà bầu thiếu dinh dưỡng trầm trọng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của em bé. 

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, nếu cung cấp đầy đủ và cân đối cho bà bầu trong thai kỳ sẽ đảm bảo thai nhi tăng cân tốt. Ngược lại, nếu bà bầu bị suy dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống không cân đối sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh non nhẹ cân.

6 loại thực phẩm tốt nhất dành cho bà bầu

Lần đầu mang thai sẽ có nhiều sư thay đổi mà bạn cần thích nghi, đặc biệt là trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bạn có thể phải từ bỏ sở thích ăn uống lâu nay và chuyển qua những loại thực phẩm khác tốt cho sự phát triển…

2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thai kỳ

Theo các chuyên gia, những tác nhân khiến mẹ bầu thiếu dưỡng chất khi mang thai bao gồm:

  • Thiếu hiểu biết về dinh dưỡng: Không biết về tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng vì cá nhân sẽ không có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
  • Do bệnh lý: Tiêu chảy và nôn mửa có thể khiến người bệnh không nhận được đầy đủ dinh dưỡng. Bệnh tật, nhiễm trùng và bệnh tâm thần như trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn.
  • Không đủ điều kiện kinh tế: Các gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp có thể thiếu nguồn tài chính để mua thực phẩm lành mạnh. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Các vấn đề về răng: Đau nhức răng và bệnh nướu răng có thể khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm gián đoạn sự hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể, do đó gây ra suy dinh dưỡng.
  • Ốm nghén: Ốm nghén nghiêm trọng khi mang thai có thể cản trở khả năng tiêu thụ thức ăn lành mạnh của phụ nữ.
  • Lượng tiếp nhận không đủ: Trong thời kỳ mang thai, một người phụ nữ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Nếu người phụ nữ không tiêu thụ đủ số lượng thực phẩm lành mạnh, nó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

3. Suy dinh dưỡng thai kỳ có nguy hiểm không?

Tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ tại thời điểm mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu một phụ nữ thiếu dinh dưỡng trước khi thụ thai vì ăn không đủ chất, họ có thể bị suy dinh dưỡng và nhẹ cân vào thời điểm mang thai. Điều này sẽ ảnh hưởng liên tục đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kỳ

Tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, cũng như sức khỏe lâu dài của trẻ sơ sinh

Một số tác động của suy dinh dưỡng thai kỳ bao gồm:

3.1 Đối với sức khoẻ của mẹ

Phụ nữ thiếu dinh dưỡng (có BMI <18,5kg / m2) tại thời điểm thụ thai khó có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là khi cơ thể họ có nhu cầu bổ sung do thai nhi đang lớn. Họ có thể không tăng đủ cân trong khi mang thai và có nguy cơ tử vong cao hơn những phụ nữ có cân nặng bình thường.

3.2 Đối với thai nhi

Suy dinh dưỡng thai kỳ sẽ làm thiếu các nguồn dự trữ dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. 

Phôi dùng để chỉ trứng đã thụ tinh, trước khi nó bắt đầu mang các đặc điểm của con người. Trong vài ngày đầu tiên sau khi thụ thai, phôi thai tồn tại trong tử cung của người phụ nữ nhưng vẫn chưa được cấy vào niêm mạc tử cung, nơi nó sẽ phát triển trong suốt thai kỳ. Đây được gọi là thời kỳ mà các tế bào phân chia và tái tạo nhanh chóng nhất. 

Suy dinh dưỡng của người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phân chia và nhân lên của các tế bào trong phôi thai ở giai đoạn này, làm suy giảm sự phát triển của nó. Suy giảm khả năng phát triển của phôi lại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn sau của thai kỳ.

thiếu dinh dưỡng thai kỳ

Thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi

Ở những phụ nữ bị suy dinh dưỡng, số lượng tế bào có khả năng hình thành nhau thai nhiều hơn so với bào thai, có nghĩa là thai nhi bắt đầu cuộc sống nhỏ hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của thai nhi bị hạn chế và làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân (<2,5kg).

Ngoài việc sinh non, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng thai kỳ còn gây ra nhiều tác động nghiêm trọng như:

  • Đái tháo đường.
  • Bệnh tim mạch.
  • Loãng xương.
  • Chỉ số thông minh thấp và suy giảm nhận thức.
Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ

Thiểu năng trí tuệ được hiểu là tình trạng tâm thần và hệ thống não bộ của trẻ phát triển không được bình thường. Chứng bệnh này khiến trẻ không có đủ khả năng hình thành đủ các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, cũng như tư suy bị…

4. Cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng thai kỳ tốt nhất

Điều trị suy dinh dưỡng thai kỳ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ suy dinh dưỡng của một người.

Bạn có thể được đưa ra lời khuyên để theo dõi tại nhà, hoặc được hỗ trợ tại nhà bởi chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần điều trị tại bệnh viện.

Một số phương pháp khắc phục suy dinh dưỡng thai kỳ bao gồm:

4.1 Thay đổi chế độ ăn uống

suy dinh dưỡng khi mang thai

Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn về những thay đổi trong chế độ ăn uống cụ thể cho thai kỳ

Mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm tăng cường dinh dưỡng, nhiều calo. Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung. Song, những điều này chỉ nên được thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chế độ ăn uống của bạn có thể cần được điều chỉnh để cải thiện thiếu hụt dưỡng chất hiệu quả hơn.

4.2 Không ăn kiêng khi mang thai

Ăn kiêng trong khi mang thai rất nguy hiểm cho bạn và thai nhi, vì giảm cân ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai và tăng cân khoa học mới có thể sinh con khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bạn ăn không đủ và chậm tăng cân, bạn nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình để giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé.

4.3 Chia nhiều bữa ăn nhỏ

thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Mẹ bầu nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên chia khẩu phần ăn của bà bầu thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Đây là phương pháp sáng tạo có thể giúp bạn giảm bớt những cảm giác khó chịu như buồn nôn, chán ăn, ợ chua, ăn không tiêu. 

Khi mang thai, em bé ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác của bạn, do đó cơ thể bạn sẽ không còn “không gian” để ăn những bữa ăn thịnh soạn.

4.4 Bổ sung vitamin và khoáng chất

Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai, bạn sẽ phải cân nhắc có nên bổ sung dinh dưỡng từ viên uống hay không. Thực tế, bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ. Nhiều người vẫn cần đến sự “trợ giúp” của việc bổ sung vitamin và khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu bị mất ngủ - Nguyên nhân và cách giải quyết

Giấc ngủ không chỉ cần thiết với những bình thường mà còn rất quan trọng với những bà mẹ đang mang thai. Hiện tượng mất ngủ khiến nhiều bà bầu trở nên lo lắng, mệt mỏi và có thể dẫn tới những ảnh hưởng trong sự phát triển của trẻ…

5. Ngăn ngừa suy dinh dưỡng thai kỳ như thế nào?

Suy dinh dưỡng khi mang thai được ngăn ngừa bằng cách có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây, rau, nước, chất xơ, protein, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, mẹ bầu có kế hoạch thụ thai nên bổ sung vitamin trước khi sinh, ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. 

Trong thời gian mang thai, mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tiếp tục bổ sung vitamin cho bà bầu. Điều này đảm bảo rằng cả mẹ và trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh.

Trên đây là một số thông tin về suy dinh dưỡng thai kỳ cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy luôn thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả bản thân và thai nhi.

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/hien-tuong-chung-to-me-bau-thieu-dinh-duong-trong-thai-ky