Bà bầu bị nóng cổ và cách cải thiện triệu chứng
Tác giả: huong
Nóng cổ (ợ nóng) là vấn đề mà nhiều bà bầu thường gặp nhất trong những tháng thai kì. Nó diễn ra cả ngày và đêm, nghiêm trọng hơn là sau khi ăn hoặc lúc nằm xuống, khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Làm sao để cải thiện và ngăn ngừa chúng nóng cổ ở bà bầu? Mời bạn cùng Khoe.online tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân bà bầu bị nóng cổ
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân chính khiến bà bầu thường hay bị nóng cổ. Sự gia tăng đột ngột hoóc- môn progesterone ngoài tác dụng làm giãn nở tử cung còn khiến khiến van dạ dày bị giãn, làm một lượng nhỏ axit bị trào ra. Ngoài ra, progesterone còn làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, sự phát triển lớn dần của em bé trong bụng sẽ chèn ép dạ dày, khiến các dịch vị bị trào ngược lên.
Khi bước vào những tuần cuối của thai kì, thời điểm đứa con của bạn chào đời là không thể đoán trước. Do vậy chuẩn bị sẵn những vật dụng, đồ đạc cần thiết cho kì sinh nở là rất quan trọng và cần thiết, để người mẹ và gia…
Cách cải thiện chứng nóng cổ khi mang thai
Ăn ít nhưng thường xuyên: dạ dày của phụ nữ khi mang thai sẽ bị thu hẹp đáng kể do sự phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm cùng một lúc sẽ khiến bà bầu rất dễ bị chứng ợ nóng. Vì vậy, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này, bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ nhằm giảm thiểu áp lực lên dạ dày.
Hạn chế một số loại thực phẩm: để giảm thiểu tình trạng ợ nóng, bà bầu nên hạn chế các loại trái cây nhiều axit như cam, quýt, chanh, cà chua hoặc các loại thực phẩm cay, nóng, chế biến nhiều dầu mỡ; thức uống có ga và nhiều caffein
Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm dạng lỏng: các loại thực phẩm dạng lỏng giàu dinh dưỡng như súp, sinh tố, sữa chua, … vừa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu, vừa có thể giảm thiểu tình trạng ợ nóng.
Viêm mũi thai kì là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều bà bầu hay gặp phải. Có đến 30% bà bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai mà không phải do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng này thường gây ra nhiều phiền toái cho…
Ngủ đúng cách: bà bầu nên lưu ý rằng trong 3 giờ trước đi ngủ, bà bầu không nên ăn bất kì loại thực phẩm nào. Khi ngủ, chú ý kê cao đầu và nằm nghiêng qua trái để tránh tình trạng trào ngược axit dạ dày.
Uống trà gừng: gừng có tác dụng làm giảm bớt axit trong dạ dày- tác nhân gây ra chứng nóng cổ. Vì vậy, bà bầu có thể nhấm nháp một tách trà gừng trong vài phút để giảm chứng nóng cổ khó chị.
Nếu tình trạng nóng cổ trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Bà bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng vì có thể đe dọa sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các chị em sẽ có những tháng thai kì thật khỏe mạnh nhé!
Theo khoe.online tổng hợp