Hướng dẫn cho bạn cách đo huyết áp tại nhà
Tác giả: uyennguyen
Thay vì phải đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để kiểm tra huyết áp gây tốn nhiều thời gian và chi phí, bạn có thể tự đo ở nhà bằng các loại máy đo như máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp điện tử…Vậy cách đo huyết áp tại nhà như thế nào? Có khó không? Cùng Khoe.online đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
- Nhận biết triệu chứng cao huyết áp và cách hạ huyết áp phù hợp
- Huyết áp bao nhiêu là thấp? Cách điều trị huyết áp thấp
Vì sao nên có máy đo huyết áp tại nhà?
Đo huyết áp theo chu kỳ là cách kiểm soát chỉ số huyết áp của bản thân tốt nhất. Do đó, những người bệnh huyết áp cao, có tiền sử tăng huyết áp hay người cao tuổi cần phải có máy đo huyết áp để phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, nhồi máu não hay đột quỵ.
Việc theo dõi tình trạng chỉ số huyết áp tại nhà tuy không thể thay thế việc theo dõi sức khỏe định kì tại bệnh viện nhưng nó hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị. Cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý. Chính vì vậy, nên trang bị máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi thường xuyên huyết áp cho người thân.
Hướng dẫn cách đo huyết áp
Chuẩn bị trước khi đo
Trước khi đo huyết áp, để có kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Chọn các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi thay vì bó sát. Mặc quần áo quá ôm sát, chật chội sẽ tạo ra áp lực khiến máu không lưu thông bình thường. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số huyết áp đo được.
– Không nên uống các loại thức uống có ga, cồn, đặc biệt tuyệt đối không được hút thuốc lá.
– Nếu bạn mới đi ra ngoài về, thân nhiệt cơ thể thường cao, do đó nên ngằm nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
– Tư thế chuẩn khi đo huyết áp là ngồi hoặc nằm. Tuy nhiên, đối với những đối tượng thường xuyên hạ huyết áp, huyết áp thấp, bạn nên thử kiểm tra với tư thế đứng một lần.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy trước khi đo, tìm hiểu xem nó gồm những bộ phận gì, chức năng của từng bộ phận như thế nào.
– Kiểm tra độ khuyếch đại âm thanh của máy có đủ để nghe rõ mạch đập hay không? Đồng hồ báo số có hoạt động tốt, có nối với vòng bít tay không.
Hạ huyết áp là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở cả những người khỏe mạnh do nhiều nguyên nhân tác động. Huyết áp thấp thường ở dưới mức 90mmHg, gây ra các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. Tụt…
Hướng dẫn quấn vòng bít tay đúng cách
Đầu tiên, bạn mở vòng bít theo hình tròn, sau đó luồn vào bắp tay. Lưu ý khoảng cách mép dưới của vòng bít phải cách khuỷu tay từ 2 – 3 cm. Khi đặt vòng bít phải đặt cho chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít phải cùng chiều với mạch máu. Nhưng vòng sắt thì không nên đặt nằm trên mạch máu vì nó sẽ gây ra sai lệch trong kết quả đo. Bên cạnh đó, bạn nên kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay rồi dùng lực vừa phải để siết vòng bít. Sau khi quấn xong vòng bít tay, bước tiếp theo là tiến hành đo huyết áp.
Đo huyết áp bằng máy cơ
Để ngửa cánh tay, quấn vòng bít vào cánh tay như hướng dẫn ở trên. Sau đó bạn mắc ống tai nghe vào tại, đặt loa ống nghe trên động mạch cách tay tại điểm 1/3 trong nếp khuỷu. Dùng tay bóp bóng cao su bơm hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng đập nữa. Bơm tiếp 30 mmHg rồi xả hơi từ từ. Huyết áp tâm thu được tính từ hai tiếng đập liên tiếp đầu tiên và huyết áp tâm trương được tính từ khi tiếng đập cuối cùng mất đi.
Cách đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử
Cho người bệnh ngồi hoặc nằm thoải mái tại giường rồi quấn vòng bít vào cổ tay phía trong. Chú ý chỉ nên quấn vừa chặt với cổ tay và cách cổ tay khoảng 1cm. Đặt cổ tay bên đo ngang với tim, tay còn lại thì đỡ vào khủy tay bên kia để cơ không bị căng.
Bấm vào nút START/STOP trên máy để tiến hành đo. Một tính năng tuyệt vời của nó là tự động bơm hơi và xả hơi ra ngoài. Bạn chỉ cần đợi đến khi có âm thanh kêu lên là quá trình đo huyết áp của bạn đã hoàn thành.
Để không ảnh hưởng tới chỉ số đo được, người bệnh không nên nói chuyện, cử động và luôn đặt máy đo ở vị trí ngang tim. Trong trường hợp có lỗi xảy ra, bạn có thể đo lại sau 3 phút. Khi đo xong cần tháo pin ra để bảo quản máy và pin.
Máy đo huyết áp điện tử gồm 3 chỉ số cơ bản
– Huyết áp tâm thu kí hiệu Sys, đơn vị tính: mmHg
Huyết áp tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm về não bộ và tim mạch. Hạ huyết áp là một trong những giải pháp tối ưu nhất giúp người bệnh phòng tránh những chứng bệnh nguy hiểm, hạn chế nguy cơ tử…
– Huyết áp tâm trương kí hiệu là Dia, đơn vị: mmHg
– Nhịp mạch kí hiệu Pulse, đơn vị: /min
Nhìn hình minh họa phía trên, ta có thể đọc kết quả như huyết áp tâm thu là 130, huyết áp tâm trương là 82 và nhịp mạch là 60.
Chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương có sao không?
Nếu kết quả huyết áp đo được là >135/85 mmgHg đồng nghĩa với huyết áp tâm thu Sys = 135 và huyết áp tâm trương Dia = 85 mmHg. Chỉ số này cho thấy có thể bạn mắc phải bệnh tăng huyết áp.. Lưu ý phải theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày ( sáng, trưa, tối), mỗi lần đo cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì nên đi viện gấp.
Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương?
Khi huyết áp tâm thu < 90 mmHg hay giảm thấp hơn 40mmHg so với mức bình thường. Chẳng hạn như huyết áp tâm thu của bạn là 140 mmHg, hôm nay chỉ còn <100mmHg. Đó gọi là tình trạng hạ huyết áp.
Rất nhiều người thường nghĩ chỉ có bệnh cao huyết áp mới nguy hiểm và thường có thái độ chủ quan khi mình bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, họ không hề hay biết rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ số nhịp mạch bình thường và bất thường?
Đối với người lớn nhịp mạch (nhịp tim) bình thường là 60 – 100 lần/phút. Khi chỉ số nhịp mạch trên 100 nhịp/phút thì tim đập nhanh. Ngược lại khi tim đập dưới 50 thì nhịp tim bị chậm. Tim đập nhanh có thể do bạn làm việc mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp hoặc mắc phải các bệnh lý như tim mạch, huyết áp cao, thiếu vitamin… Do vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu này bạn nên đến bệnh viện để được chuẩn đoán và làm các xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Với những hướng dẫn cách đo huyết áp trên đây bạn có thể yên tâm và tự kiểm soát được chỉ số huyết áp của mình tại nhà rồi nhé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, có kết quả đo không phù hợp với triệu chứng hiện tại. Ví dụ như thường xuyên chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn mà chỉ số huyết áp vẫn bình thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay chứ không nên tự uống thuốc hay chờ tới ngày hẹn tái khám.
Theo Khoe.online tổng hợp