Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và cách xử lý mẹ nên biết
Tác giả: huong
Trẻ sơ sinh bị thở khò khè và hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng phổ biến, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn sự phát triển của trẻ nếu để kéo dài. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè là gì và xử trí như thế nào? Mời ba mẹ cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
1. Thở khò khè là triệu chứng như thế nào?
Thông thường, khò khè ở trẻ sơ sinh có thể là những biểu hiện thở nhẹ nhưng phát ra tiếng trầm dễ dàng nghe thấy khi áp sát tai lại gần miệng trẻ. Khi trẻ sơ sinh khò khè nặng hơn, ba mẹ sẽ thấy con thở ra kéo dài, gắng sức. Ngoài ra, trong một số trường hợp bé sơ sinh bị khò khè khó nghe, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để xác định (theo y học gọi là tiếng ran ngáy).
Trẻ sơ sinh bị khò khè sẽ phát ra tiếng thở có âm sắc trầm.
Phân biệt bé sơ sinh thở khò khè và thở do tắc mũi
Để có hướng xử trí đúng, các mẹ cần biết cách phân biệt tiếng thở khò khè và thở tắc mũi của trẻ. Theo đó, khác với tiếng thở khò khè, trẻ thở do tắc mũi sẽ phát ra âm thanh khụt khịt (do lỗ mũi con còn nhỏ và dễ bị tắc khi cảm ho). Khi này, mẹ có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mũi trẻ để làm thông thoáng, sau đó nghe lại sẽ thấy tiếng thở êm hơn trước.
2. Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị khò khè
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm có:
- Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của những bệnh liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như bệnh viêm phế quản, hen suyễn,… Trong đó, viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Còn trẻ trên 18 tháng tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là hen suyễn.
- Khi có những dấu hiệu trào ngược dạ dày thì khi bé thở cũng gặp không ít khó khăn.
- Mềm sụn thanh quản, khi các mạch máu lớn sẽ chèn vùng thanh quản và làm cho trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Khi bé bị viêm thanh quản cấp tính sẽ đi kèm những hiện tượng ho và khan tiếng.
- Viêm amidan cấp tính cũng làm cho trẻ sơ sinh khò khè có đờm.
- Những em bé bị tim bẩm sinh hoặc những bệnh về dị tật bẩm sinh,… thì thở khò khè chính là những dấu hiệu ban đầu.
- Bé nằm gối quá cao, mặc quần áo dày, chật hoặc đắp nhiều chăn sẽ làm hệ hô hấp của trẻ cũng bị hạn chế và ngay cả thở cũng gặp khó khăn.
- Trong quá trình cho bé bú bầu vú đè kín mũi làm ảnh hưởng đến quá trình thở khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm.
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân hiếm gặp làm trẻ sơ sinh khò khè mũi dai dẳng là: Dị vật đường thở, phù phổi, bị dị tật bẩm sinh ở phế quản…
Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
3. Trẻ bị khò khè có nguy hiểm không?
Thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh, có thể bệnh nguy hiểm hoặc bệnh không nguy hiểm. Cụ thể:
– Trẻ thở nghe như tiếng huýt sáo: Do mũi trẻ có lỗ thông khí nhỏ nên nước nhầy hay sữa bột ‘lạc’ vào sẽ làm cản trở không khí ra vào đường thở. Khi mẹ thông mũi bé sạch sẽ, tiếng thở khò khè huýt sáo sẽ không còn nữa.
– Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm, phát ra tiếng khàn: Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản, khiến trẻ bị phù nề thanh quản, khí quản và ảnh hưởng đường dẫn khí ở dây thanh âm, dẫn đến trẻ hít thở khó khăn.
– Trẻ thở dốc do bệnh về phổi: Nếu nhận thấy trẻ thở dốc kèm theo xanh tím mặt, ho kéo dài thì ba mẹ nên đưa con đi khám ngay, vì có thể trẻ đang bị viêm phổi.
4. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?
Dựa vào tình trạng thở khò khè của bé, bạn có thể xác định được phần nào tình trạng cơ thể bé có đang rơi vào những triệu chứng nghiêm trọng hay không.
4.1 Khi bé khò khè do ngạt sữa
Nếu thấy bé thỉnh thoảng có một số biểu hiện thở khò khè nhưng không có các tình trạng ho, khó thở, sốt, kén ăn, giảm cân… thì có thể do bé bị nôn trớ, ngạt sữa.
Với tình trạng này, cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh là lưu ý đến tư thế cho bé bú:
- Nâng đầu bé cao hơn một chút khi cho bú, bế bé theo hướng áp bụng vào bụng mẹ và cho bé ngậm sâu vào quầng vú của mẹ.
- Khi cho bú, mẹ cần đỡ lấy bầu ti, kẹp 2 ngón tay giữ đầu ti để tránh tia sữa bắn quá nhanh vào miệng bé, có thể sẽ làm bé bị sặc.
- Tay còn lại mẹ nên đặt phía sau phần hông và mông của bé, giữ bé cho phần lưng của bé được cố định.
Cho bé bú đúng tư thế, không để bầu vú che kín phần mũi của bé là một trong những cách chữa khò khè cho trẻ 2 tháng tuổi mẹ cần lưu ý.
4.2 Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh do những vấn đề về sức khỏe
Với những tình trạng thở khò khè kéo dài có mức độ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ, các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ chẩn đoán, khám tổng quát và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị, nếu được bác sĩ cho phép các mẹ cũng có thể vệ sinh khoang mũi cho bé. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè như sau:
- Đặt bé nằm nghiêng, nghiêng nhẹ đầu sang một bên và nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé.
- Dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để hút hết dịch nhầy 2 bên mũi.
- Dùng tăm bông làm sạch phần còn ứ đọng trong khoang mũi.
Tuy vậy, giải pháp vệ sinh mũi chỉ hỗ trợ cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè từ 8 tháng tuổi trở lên và chỉ có tác dụng làm sạch mũi, chứ không làm sạch được các bộ phận bên trong.
Nếu dùng lọ xịt rửa mũi cho bé thì mẹ nên đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
4.3 Khi bé khò khè do nằm không đúng tư thế
Điều chỉnh tư thế ngủ khi thấy trẻ sơ sinh bị khò khè mũi, không được cho bé gối quá cao và đặc biệt phải giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, trong lành, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Đối với trẻ sơ sinh bị đờm khò khè hay trẻ sơ sinh sổ mũi khò khè, các bà mẹ phải hết sức lưu ý về nhiệt độ trong phòng bé, không nên để máy quạt phả thẳng vào mặt bé và chúng tôi cũng khuyên các mẹ không nên cho bé nằm trong môi trường máy lạnh vì hơi lạnh sẽ làm cho hốc mũi bé bị khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, rất dễ dẫn đến viêm phế quản, ho…
Ngoài ra, để hạn chế việc bé bị ho hoặc sổ mũi làm nước mũi chảy vào cuống họng gây thở khò khè mẹ nên:
- Bôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé mỗi buổi tối để giữ ấm cơ thể.
- Hoặc, nhỏ vài giọt dầu tràm vào chậu nước tắm của bé (lưu ý không cho dầu tràm dính vào mắt bé). Tắm nước dầu tràm sẽ làm cho bé dễ ngủ hơn, cơ thể được giữ ấm.
- Cho trẻ uống nước chanh pha nước ấm là một cách chữa khò khè có đờm ở trẻ sơ sinh giúp long đờm hiệu quả.
5. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu sau:
- Trẻ chỉ mới 3 tháng tuổi nhưng đã xuất hiện các triệu chứng ho khò khè, thở dốc thì mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh biến chứng nặng hơn, khó điều trị.
- Trẻ khò khè kèm theo khó thở, da tím tái, xanh xao.
- Bệnh xuất hiện 3 – 4 tuần mà vẫn không thuyên giảm.
- Bé có tiền sử bị hen suyễn.
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình cũng không phải là một dấu hiệu quá nghiêm trọng, nhưng không được chủ quan vì có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, bố mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc, kể cả các loại kháng sinh, long đờm, kháng viêm… có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn.