Ngộ độc vitamin A khi dùng quá liều
Tác giả: huong
Vitamin A là một trong những vitamin tan trong dầu có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thị giác. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, quáng gà và thậm chí là mù lòa. Thế nhưng vitamin A khi được bổ sung quá liều có thể dẫn đến ngộ độc mạn tính, làm tổn thương gan, gan to, lách to và xơ gan. Ngộ độc vitamin A hết sức nguy hiểm nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan.
Vai trò của vitamin A
Vitamin A là một dạng vitamin tan trong dầu rất cần thiết cho chức năng thị giác. Nó đảm bảo cấu trúc mắt luôn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Vitamin A có nhiệm vụ biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc.
Ngoài ra, vitamin A còn đảm nhiệm một số vai trò khác như: tăng cường hệ miễn dịch, nâng sức đề kháng với bệnh tật, bảo vệ các tế bào biểu mô, hỗ trợ chức năng các nội tạng trong cơ thể (gan, tim, phổi, thận), giúp da khỏe đẹp, răng chắc khỏe.
Việc bổ sung các vitamin A từ thức ăn là chủ yếu. Nguồn cung cấp vitamin A trong tự nhiên: cá, trứng, gan, khoai lang, cà rốt, cà chua, rau chân vịt, quả gấc, cam, xoài, thực phẩm có màu đỏ hoặc màu cam.
Nếu thiếu hụt vitamin A?
Ngoài sắt và i ốt, vitamin A cũng được biết đến là loại vi chất đang được quan tâm nhất hiện nay vì sự thiếu hụt của nó có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. Đối tượng dễ thiếu vitamin A nhất: bệnh nhân suy tuyến giáp, người bệnh tiểu đường, người ăn kiêng nghiêm ngặt, trẻ sơ sinh nhẹ cân, người cao tuổi.
Cụ thể nếu thiếu hụt vitamin A thì sức khỏe thị giác như giảm sút. Một loạt các thay đổi cũng như hủy hoại cấu trúc mắt.
Theo thống kê trong 10 năm trở lại đây, số người mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi tại nước ta. Ước tính Việt Nam đang có hơn 3 triệu người mắc bệnh. Đây thực sự là con số đáng báo động, thế nhưng còn rất nhiều người vẫn chưa…
– Khô mắt, quáng gà: Biểu mô keratin hóa thay thế nước nhầy ở màng kết và biểu mô của tuyến tiết nước mắt.
– Thị lực yếu vào ban đêm.
– Giác mạc bị phá hủy, thoái hóa dẫn đến mù toàn phần.
Mặt khác nếu thiếu vitamin A, cơ thể có hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Da khô, tóc khô, móng giòn hơn. Các vết thương, vết bỏng lâu lành.
Hiện tượng ngộ độc vitamin A
Thiếu hụt vitamin A gây nên nhiều rối loạn cơ thể nên bổ sung là rất cần thiết. Thế nhưng trên thực tế trong nhiều năm trở lại đây, việc bổ sung quá liều lượng quy định, không đúng cách lại gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Nếu như lượng dư thừa các vitamin tan trong nước (vitamin B, C) được cơ thể đào thải qua hệ tiêu hóa hoặc bài tiết thì vitamin tan trong chất béo như vitamin A lại gặp khó khăn hơn rất nhiều. Nếu vitamin A được bổ sung quá liều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A.
– Ngộ độc cấp tính diễn ra khi liều lượng đạt 25.000 IU/kg.
– Ngộ độc kinh niên xảy ra ở liều 4.000 IU/kg mỗi ngày thời gian 6-15 tháng.
Một số dấu hiệu ít nghiêm trọng
– Buồn nôn và nôn, ăn uống kém, chán ăn, sụt cân.
– Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất ngủ.
– Mắt nhìn mờ, hạn chế tầm nhìn.
– Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng.
– Rụng tóc, dễ gãy xương, thiếu máu.
– Da đổi màu, sưng nề.
– Sốt cao.
– Ù tai.
C sủi là hình thức viên vitamin dạng nén có thể sủi hòa tan khi gặp nước. Bên cạnh việc nạp vitamin C thông qua các loại thực phẩm, trái cây có vị chua như cam, chanh, ta còn có thể tăng cường vitamin C bằng cách sử dụng dạng…
Một số hậu quả nặng nề
– Nếu ngộ độc vitamin A xảy ra ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến quái thai.
– Ngộ độc mạn tính ở gan: Nếu một lượng vitamin A quá lớn đưa vào cơ thể (>25.000 đơn vị/ngày) rất dễ gây nên những cấu trúc bất thường ở gan như gan to, xơ gan. Mức độ tổn thương gan ít hay nhiều tùy thuộc vào cách dùng và liều lượng. Tuy nhiên những biểu hiện về bệnh gan gây ra chúng ta rất khó phát hiện. Đến khi bệnh ở mức độ nặng và đi khám thì bác sĩ mới xác định được nguyên nhân là do dùng vitamin A quá liều kéo dài.
Như vậy, vitamin A tuy là dưỡng chất thiết yếu nhưng ngộ độc vitamin A lại là vấn đề phổ biến và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu dùng ở liều quá cao. Vì vậy để vitamin A thực sự trở thành “bạn” chứ không phải “thù” bạn hãy dùng nó theo đúng liều lượng hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung vitamin A đúng cách nhé!
Theo Khoe.online tổng hợp