Bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm
Tác giả: huong
Bệnh tiểu đường là một bệnh nguy hiểm toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo thống kê, cứ trung bình 10 giây có 1 người tử vong vì căn bệnh này. Theo dự kiến, đến năm 2035 có đến 592 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường là mạn tính, hoàn toàn không thể chữa khỏi nhưng nếu phát hiện sớm thì người bệnh có thể kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Biến chứng cấp tính
Một số trường hợp tăng đường huyết cao khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Đây được cho là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do nhiễm toan ceton. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy run rẩy, choáng váng, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh. Những triệu chứng này xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Nếu không được đưa đi cấp cứu và theo dõi kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Biến chứng mạn tính
1. Bệnh tim mạch
Trong số các biến chứng của bệnh tiểu đường, những rối loạn về tim mạch là thường gặp ở cả nam và nữ. Khoảng 3/4 bệnh nhân tiểu đường bị tử vong do các biến chứng về tim mạch. Khi lượng đường trong máu tăng cao kéo theo lượng mỡ tích tụ ở thành mạch ngày càng nhiều. Chúng làm ngăn dòng chảy của máu, tim không nhận được lượng máu bơm đủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Loại cây này thường mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Các bộ phận của cây vối như lá, hoa, nụ, rễ đều có thể dùng làm thuốc và có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Vậy tác dụng của lá vối…
Theo thống kê, bệnh tiểu đường tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên 2.4 lần, tăng nguy cơ bệnh mạch vành gấp 1.8 lần, gia tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới gấp 4.5 lần. Ngoài ra, còn có các bệnh tim mạch khác như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim…
2. Tổn thương thận
Lượng đường trong máu cao khiến hàng triệu các tế bào vi mạch thận bị tổn thương. Điều này dẫn đến thực trạng suy giảm chức năng thận. Khả năng lọc và bài tiết của thận yếu đi gây nên các vấn đề sỏi thận, suy thận, hủy hoại chức năng thận.
3. Bệnh về mắt
Có thể bạn sẽ thấy ở những người bệnh tiểu đường nhiều năm, lâu ngày họ bị suy giảm thị lực, hạn chế tầm nhìn. Các bác sĩ đã giải thích các mạch máu tại võng mạc bị tắc nghẽn do lượng lường cao gây nên bệnh lý võng mạc tiểu đường. Nếu không được thăm khám và chữa trị sớm, người bệnh có thể bị bong võng mạc, mất dần thị lực một phần hoặc toàn phần. Mù lòa là điều khó tránh khỏi. Ngoài tác động đến võng mạc, bệnh tiểu đường còn trực tiếp ảnh hưởng đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp gây nên các bệnh cườm nước, cườm khô.
4. Bệnh thần kinh
Lượng đường trong máu cao tiếp tục là “thủ phạm” làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khi chúng không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ gây nên những rối loạn thần kinh.
Có hai dạng tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra:
Xuất tinh sớm là một trong những triệu chứng sinh lý đáng lo ngại ở nam giới. Xuất tinh sớm khiến cuộc vui của vợ chồng bị trì hoãn, cản trở tâm lý khi “yêu”, cũng như là một trong những tác động mạnh đến tâm lý nam giới về…
– Bệnh thần kinh ngoại biên: người bệnh cảm thấy yếu cơ, tay chân yếu dần, luôn có cảm giác như kim châm hoặc kiến cắn, loét bàn chân.
– Thần kinh thực vật: da khô, nhịp tim không ổn định (lúc nhanh, lúc chậm), rối loạn tiêu hóa (khi táo bón, khi tiêu chảy). Bệnh nhân còn có thể bị khô âm đạo hoặc rối loạn cương dương khó kiểm soát.
5. Đột quỵ
Bệnh tim và đột quỵ chính là hai nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong thế giới tăng nhanh chóng trong nhiều biến chứng khiến nhiều người bệnh tiểu đường sợ nhất. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 – 4 lần so với người khỏe mạnh bình thường. Nếu ngăn chặn được các nguyên nhân gây khởi phát bệnh tiểu đường sẽ làm giảm 5% nguy cơ đột quỵ.
6. Lâu lành vết thương
Những bệnh nhân tiểu đường khi bị đứt tay, trầy xước hoặc gặp những vết thương sẽ lâu lành hơn. Do mức đường huyết trong máu tăng cao khiến mạch máu hẹp hơn, gây cản trở dòng chảy. Hơn nữa, một khi các dây thần kinh tê liệt sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng. Vì vậy mà các vết thương cần một thời gian khá dài để lành.
Người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Đồng thời cần giảm trọng lượng cơ thể, ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực, tránh hút thuốc và uống rượu, bia. Các biến chứng trên tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có cách phòng tránh nếu chúng ta phát hiện sớm.
Theo Khoe.online tổng hợp