Bạn biết gì về tình trạng nhiễm trùng huyết?
Tác giả: sites
Nhiễm trùng huyết là một trong các triệu chứng nhiễm trùng rất nghiêm trọng của cơ thể và chúng được được xem là phản ứng mạnh đối với việc cơ thể bị nhiễm khuẩn. Nếu bệnh nhân xem thường tình trạng bệnh này có thể dẫn đến làm chậm quá trình lưu thông máu, gây tổn thương nặng nề cho các cơ quan. Hôm nay, Khoe.online sẽ chia sẻ đến các bạn mọi thông tin về tình trạng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
- Nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào?
- Nhiễm trùng máu ở trẻ em và những nguy hiểm đến tính mạng
- Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Nhiễm trùng huyết: Cảnh giác với những triệu chứng gì?
– Cơ thể bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, bị sốt với mức độ nặng hoặc nhẹ tùy vào tình trạng bệnh của mình.
– Sự thay đổi nhịp tim và nhịp thở theo hướng nhanh hơn.
– Khi không được phát hiện và sớm điều trị, bệnh có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, khó thở.
– Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng lâm sàng, làm suy phủ tạng, gây sốc nhiễm khuẩn với nguy cơ làm bệnh nhân tử vong rất cao.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhiễm trùng huyết?
Bệnh dễ bắt gặp ở đối tượng người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn tuổi, người thường xuyên mắc các bệnh kéo dài như bệnh ung thư, tiểu đường. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác như người dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng thuốc corticoid trong thời gian dài, dùng thuốc chống thải ghép, người đang điều trị hóa chất hay tia xạ, người nhiễm HIV/ AIDS, bệnh xơ gan, bệnh phổi mãn tính, bệnh van tim, người mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh suy thận mãn tính, người thường xuyên lạm dụng rượu, người đã cắt lách, người mắc bệnh máu ác tính, người đặt ống nội khí quản, đặt ống dẫn truyền… Do đó, nếu trong gia đình chúng ta có các đối tượng này, chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khỏe của họ, chú tâm đến các dấu hiệu của bệnh để sớm đưa họ vào cơ sở y tế.
Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu có những biểu hiện triệu chứng khá giống nhau, khiến nhiều người lầm tưởng 2 loại bệnh này là một. Thực chất bệnh đậu mùa và thủy đậu do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương…
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
– Nhiễm trùng huyết là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do các độc tố của vi khuẩn xâm nhập vào máu bệnh nhân. Quá trình bệnh biểu hiện ra bên ngoài cực kỳ đa dạng do không chỉ phụ thuộc vào loại mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào cả tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các bạn cũng cần lưu ý là bệnh sẽ không tự khỏi nếu chúng ta không chữa trị, ngược lại nếu bạn thờ ơ còn có thể làm bệnh phát triển nặng nề.
– Chúng ta thường mắc bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hay từ những ổ nhiễm khuẩn trong mô tế bào, các cơ quan như da, cơ, mô mềm, xương, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, các khớp. Những vi khuẩn như vi khuẩn gram âm, gram dương, kỵ khí thường trực tiếp gây bệnh nhiễm trùng huyết.
Chứng đau ngực trái có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng bệnh nhân ở mọi thời điểm bất kì. Đôi khi chứng đau ngực trái xuất hiện, thuyên giảm và lặp lại khiến bệnh nhân lơ là các triệu chứng mà không hề hay biết đây là dấu hiệu…
– Bệnh nhiễm trùng huyết này xảy ra khi trong cơ thể chúng ta đã bị nhiễm trùng từ trước rồi gây ra các phản ứng với hệ miễn dịch. Sau đó, chúng sẽ gây tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể.
– Nhiễm trùng huyết có thể xuất hiện trong khi phụ nữ đang mang thai và ngay sau khi mang thai. Trong quá trình mang thai, các loại vi khuẩn trong âm đạo có thể phát triển và gây nhiễm trùng huyết, Nhiều trường hợp sau khi phá thai, mổ đẻ, sinh thường cũng có thể gây ra nhiễm trùng huyết.
– Các loại vi khuẩn từ bên ngoài có thể tấn công vào cơ thể chúng ta khi ta bị rách da, chấn thương từ ngoại lực bên ngoài, bị bỏng da.
– Nhiễm tụ cầu MRSA kháng rất nhiều loại kháng sinh. Khi chúng xâm nhập qua da chúng ta từ những vết thương, chúng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng huyết.
Sốc nhiễm trùng: Nhiễm trùng huyết biểu thị mức độ nặng nhất
Vào giai đoạn này, tim và hệ tuần hoàn bắt đầu suy yếu dần, huyết áp cũng giảm. Đồng nghĩa với việc gây giảm quá trình lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể bệnh nhân gây suy yếu hiệu quả hoạt động của những bộ phận đó. Chính vì vậy, bạn cần phải vào ngay cơ sở y tế để được điều trị chuẩn xác nhất.
Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?
– Khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên của bệnh và vào bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ…
– Sau khi vào phòng điều trị, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại hiện tượng cơ thể bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh của mình, bạn cũng có thể được truyền dịch tĩnh mạch, thở oxy, dùng thuốc tránh làm hạ huyết áp…
Phòng ngừa nhiễm trùng huyết bằng cách nào?
– Tích cực trị dứt điểm những ổ nhiễm khuẩn ngay từ lúc chúng mới khởi phát như mụn, nhọt, áp – xe, vết thương bị nhiễm trùng, những chấn thương.
– Vô trùng mọi dụng cụ y tế trước khi sử dụng. Các bác sĩ, điều dưỡng khi làm phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng từ khâu vệ sinh tay, khẩu trang, bao tay, quần, áo…
Bệnh nhiễm trùng huyết có thể gây nguy cơ tử vong nếu chúng ta không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý. Do đó, nếu chúng ta nằm trong nhóm những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thì bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn mọi thông tin về bệnh nhiễm trùng huyết.
Theo Khoe.online tổng hợp